Phân tích câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra


Phân tích câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Mở bài Phân tích câu ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn …

Nói đến tình thương và công ơn của con người thì trên cõi đời này không có thứ tình thương, công ơn của cha mẹ đối với con cái. Đó là mối quan hệ hòa đồng trong một gia tộc. cha mẹ đối với các con có một nguồn năng lực trong sự sinh thành và phát triển của con cái. Ông cha ta có câu:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Thân bài: Phân tích câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn …

Cha mẹ dù có chịu đựng bao nhiêu gian lao, khổ sở, hoen uế, hay bị khinh bỉ như thế nào đi chăng nữa nhưng cha mẹ vẫn nhẫn nại để nuôi con trong thời thơ ấu cũng như lúc chúng ta trưởng thành, cố gắng lo toan, dạy dỗ con cái nên người. Với tấm lòng thiêng liêng cao cả ấy được ông cha truyền dạy cho con cháu qua những câu ca dao, tục ngữ.

Cha mẹ dạy các con cách đối nhân xử thế hàng ngày, trên phải ra trên, dưới cho ra dưới và thường dặn con cái mình “một câu nhịn, chín câu lành”, nỏ thì phải kính trọng người già cả, lớn thì phải biết thương yêu, đùm bọc con cái:

>> Xem thêm:  Kể lại buổi đi thăm mộ người thân

“Công cha nghĩa mẹ cao vời

Nhọc nhằn chẳng quản, suốt đời vì ta

Nên người ta phải xót xa

Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao”’

Con cái phải luôn yêu thương, giúp đỡ và bảo ban lẫn nhau, tối lửa tắt đèn có nhau, như thế là đã đền đáp một phần công lao cho bố mẹ rồi. Cha mẹ có công sinh thành và dạy dỗ chúng ta nên người như ngày hôm nay, đó không phải là ngày một ngày hai mà là một quá trình lâu dai, chăm sóc và dạy dỗ con cái nên người.

Khi về già, con cái phải có nghĩa vụ và trách nhiệm chăm sóc và phụ dưỡng cha mẹ trong sự kính yêu và tôn thờ, phải đối xử trên dưới, sống phải có tình có nghĩa. Đối với cha mẹ con cái luôn là một đứa trẻ, cần mẹ chăm lo và bao bọc:

“Mẹ yêu con bằng dòng sữa ngọt ngào

Cha yêu con bằng giọt mặn mồ hôi”

Cha mẹ sinh con ra là một điều hết sức thiêng liêng và đáng quý rồi nhưng nuôi dưỡng và dạy bảo con cái nên người lại là một nghĩa của vô cùng cao đẹp, bố mẹ hy sinh cả tuổi trẻ, tham vọng, sắc đẹp, mọi thứ để cho con được khôn lớn nên người.

Thế nhưng trong xã hội này, bên cạnh những người con hiếu thảo, quan tâm, chăm lo cho bố mẹ khi ốm đau, về già thì bên cạnh đó lại có những trường hợp xấu xảy ra, chỉ vì thú vui ham chơi, đua đòi, dẫn đến nghiện ngập, đánh bố giết mẹ, phá nát gia đình, phá tan hạnh phúc mà bố mẹ đã gây dựng để con cái được sống trong điều kiện tốt nhất.

>> Xem thêm:  Giới thiệu về một loài cây ở địa phương – Bài văn giới thiệu về cây dừa

Kể làm sao cho hết công lao của cha mẹ, hiếu thảo với cha mẹ đó không những bổn phận, trách nhiệm của mỗi chúng ta mà đó đã trở thành nếp sống, đạo lý làm người được truyền từ đời này sang đời khác mà không ai có thể chối cãi được. đối với cha mẹ con cái là một phần cơ thể của họ, vì thế nếu mất đi hoặc không may bị hư, hỏng thì người đau lòng nhất chính là bố mẹ, ai cũng muốn cho con bằng bạn, bằng bè, dù mẹ có “một nắng hai sương” tần tảo, vất vả để nuôi con thì mẹ cũng chưa bao giờ hối hận và kể công. Chỉ biết rằng con đau là bố mẹ đau, con khổ là bố mẹ cũng khổ theo, con khóc bố mẹ lo, con ngã bố mẹ sầu.

Những ai còn mẹ con cha xin hãy cố gắng hết sức để không làm bố mẹ phải buồn phải sầu vì ta nữa,  nếu như hai câu thơ đầu nói về công ơn trời biển của bố mẹ thì hai câu thơ tiếp là nói tới nghãi vụ và trách nhiệm của con cái đối với bố mẹ, người ta thường bảo rằng: “một mẹ có thể nuôi 10 đứa con nhưng 10 đứa con chưa chắc nuôi được bố mẹ”. Vì thế hãy hiếu thảo và yêu thương cha mẹ của mình khi còn có thể đừng để đến lúc hối cũng không kịpnữa.

>> Xem thêm:  Cảm nhận vềtruyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu

Kết luận Phân tích câu ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn …

Câu ca dao chính là lời nhắc nhở, khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cái về đạo lý gia đình, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, trải qua bao đời nay, đạo lý đó vẫn còn nguyên giá trị.

Bài viết liên quan