Phân tích đoạn trích trong tác phẩm Số phận con người của A. Sô-lô-khốp- văn lớp 12


Đề bài: Phân tích đoạn trích trong tác phẩm Số phận con người của A. Sô-lô-khốp

Bài làm

Nhà văn Sô Lô Khốp là nhà văn nổi tiếng của người Nga, ông có những thành tựu to lớn để lại tiếng vang trong nền văn học Nga Xô Viết.

Ông từng đạt giải Nô ben văn học năm 1965 và nhiều giải thưởng văn học danh giá khác. Những tác phẩm của ông đều gắn liền với những số phận con người đau khổ, chứa đựng tinh thần nhân văn, nhân đạo vô cùng sâu sắc.

Đề tài chiến tranh là một đề tài được nhiều nhà văn lấy làm nguồn cảm hứng sáng tác. Con người chính là nạn nhân của chiến tranh. Họ bị chiến tranh tước đi nhiều hạnh phúc vốn có.

Tác phẩm nói về người thanh niên Xô Cô Lốp một nhân vật vô cùng giàu lòng nhân ái, yêu thương con người, có tấm lòng hy sinh quả cảm.

Nhân vật Xô Cô Lốp là nhân vật đại diện cho người dân Nga kiên cường, dũng cảm dù khó khăn nhưng vẫn kiên cường cho tới cùng, vẫn tràn đầy tinh thần nhân ái, nhân văn sâu sắc.

Họ luôn nâng cao giá trị sống của con người, khiến cho người đọc vô cùng xúc động, chính chiến tranh đã làm cho những con người này bị nhiều thiết thòi cơ cực.

Chính chiến tranh đã gieo tai họa, cướp đi gia đình những người thân yêu của họ. Làm cho họ sống cảnh không gia đình, sống cảnh màn trời chiếu đất.

>> Xem thêm:  Bình giảng đoạn thơ. Đoạn thơ 9 câu dưới đây trích trong phần đầu chương "Đất Nước" thuộc trường ca "Mặt đường khát vọng" (1971) của Nguyễn Khoa Điềm: "Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi... Đất Nước có từ ngày đó”

Thông qua lối viết nhiều tinh tế, giàu cảm xúc của mình tác giả đã khiến cho người đọc phải rưng rưng theo từng trang viết của mình. Cảm thông cho những số phận con người nghiệt ngã. Chia sẻ với những đau đớn tinh thần và thể xác mà họ phải gánh chịu.

Cũng chính chiến tranh đã gây ra những ám ảnh trong đời sống những số phận con người này. Họ chịu nhiều những sóng gió mất mát, bất hạnh cuộc sống.

Trong những trang viết của mình tác giả muốn tố cáo tội ác của chiến tranh, nêu lên ý nghĩa tư tưởng nhân văn của mình.

Tác phẩm để lại cho người đọc, người nghe nhiều cảm xúc khó tả, nó tái hiện sự tàn ác, khốc liệt của chiến tranh gây ra cho con người, để lại những tổn thương ghê gớm trong tâm hồn đó. Thông qua tác phẩm của mình tác giả muốn tố cáo những cuộc chiến tranh phi nghĩa.

Thông qua tác phẩm của mình tác giả cũng muốn kêu gọi nhân dân của toàn thế giới hãy đoàn kết nhau lại tạo ra sức mạnh to lớn chống lại những cuộc chiến tranh tàn bạo, phi nghĩa làm cho người dân trên toàn thế giới phải chịu cảnh cơ cực, lầm than.

Thông qua đó, thể hiện tinh thần nhân văn, cao cả của tác giả. Đồng thời thể hiện cái nhìn nhân sinh quan của tác giả với những người dân vô tội. Những số phận tủi nhục, cơ cực vì chiến tranh mà mất gia đình, người thân.

>> Xem thêm:  Tóm tắt giá trị nội dung và nghệ thuật trong đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”

Nguồn: Tài liệu văn mẫu

Bài viết liên quan