Phân tích khổ thơ thứ hai của bài Tây Tiến của Quang Dũng- văn lớp 12


Đề bài: Phân tích khổ thơ thứ hai của bài Tây Tiến của Quang Dũng

Bài làm

Quang Dũng là nhà thơ tiêu biểu cho nền thi ca Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Các bài thơ của ông đều có chất nhạc, chất họa, chất thơ vô cùng độc đáo thể hiện tâm hồn phóng khoáng, khát khao tự do của tác giả Quang Dũng.

Bài thơ “Tây Tiến” là một bài thơ hay, phác họa lên chân dung người nghệ sĩ trong chiến tranh vô cùng giản dị, mộc mạc nhưng vô cùng nhiều bi tráng, oai hùng, ý chí kiên cường bất khuất.

Trong bài thơ Tây Tiến trong khổ thơ đầu tác giả khắc họa hình ảnh núi rừng Tây Bắc vô cùng ác liệt, tàn khốc. Trong khổ thơ thứ hai thì tác giả Quang Dũng lại đưa tới người đọc những cảnh tượng vô cùng duyên dáng, mỹ lệ. Thể hiện sự lãng mạn tài hoa của người chiến sĩ, trong cuộc kháng chiến ác liệt,

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc ề Viên Chăn xây hồn thơ”

Trong khổ thơ này tác giả Quang Dũng đã dùng nghệ thuật đảo ngữ “bừng lên hội đuốc hoa” thể hiện sự rực rỡ của đêm giao lưu văn nghệ trong chiến trường. Những cô gái người dân tộc váy áo lộng lẫy đôi mắt long lanh dưới ánh lửa trại vô cùng xinh đẹp.

>> Xem thêm:  Phân tích phần mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập để làm nổi bật giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hình ảnh hội đuốc giữa rừng già thể hiện sự rực rỡ, gắn kết giữa quân và dân. Thể hiện tâm hồn ấm áp của người chiến sĩ khi có những giờ phút giải lao văn nghệ, quên đi cuộc chiến đầy gian khổ đang chờ phía trước.

Có thể ngày mai có người ra đi, người ở lại trong cuộc chiến đấu ác liệt này, chẳng ai biết trước điều gì sẽ xảy ra. Nhưng những đêm hội hoa đăng, giao lưu lửa trại khiến cho những người chiến sĩ trẻ của chúng ta vô cùng bay bổng, nhẹ nhàng, tràn đầy sức sống.

Trong khổ thơ này thể hiện sự lãng mạn trong tâm hồn người nghệ sĩ. Bởi những người chiến sĩ trong binh đoàn Tây Tiến đều là những người tri thức trẻ “xếp bút nghiên lên đường đi chiến đấu” chính vì vậy, trong tâm hồn những người lính anh dũng, kiên cường này luôn chứa đựng một tâm hồn cao thượng, lãng mạn.

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

Hình ảnh núi rừng Tây Bắc hiện lên vô cùng lãng mạn, với hình ảnh sương giăng mờ, huyền ảo, vừa hư vừa thực, và đâu đó người ta thấy bóng dáng thấp thoáng của những người con gái, những bông hoa rừng lung linh màu sắc. Không gian mở ra những điều vô cùng sâu thẳm, khiến cho thời khắc chiều hoàng hôn trở nên bồng bềnh huyền ảo, lãng mạn chưa từng thấy.

>> Xem thêm:  Tả cái đàn bầu - một nhạc cụ dân tộc - Văn mẫu lớp 2

Khi người chiến sĩ rời xa nơi này thường nhớ đến những cỏ cây hoa lá của núi rừng, nhớ những dáng người làm việc khuya sớm, chăm chỉ cần cù. Đó là những nét đẹp toát ra từ tâm hồn của người dân nơi đây, khiến cho người đi không thể nào quên được.

Trong khổ thơ này ta thấy tác giả Quang Dũng sử dụng nghệ thuật điệp ngữ “Có thấy” để gợi nhớ người đọc những hình ảnh quen thuộc. Những người con gái vô cùng duyên dáng, làm việc hăng say, chung thủy trước sau như một. Thể hiện niềm tin của người dân với tương lai tươi sáng.

Trong khổ thơ này tác giả Quang Dũng đã phác họa lên một bức tranh thiên nhiên và con người vô cùng tươi đẹp, hùng vĩ. Thiên nhiên và con người như hòa nhập vào nhau tạo ra sự gắn bó thân thiết, tri kỷ.

Nguồn: Tài liệu văn mẫu

Bài viết liên quan