Phân tích ngắn gọn tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao trong truyện ngắn Đời thừa


Phân tích ngắn gọn tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao trong truyện ngắn Đời thừa

Bài làm

Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Trong những sáng tác trước cách mạnh tháng Tám, Nam Cao thường chắp bút từ hai nguồn đề tài chính, đó là  người nông dân và người trí thức nghèo. “Đời thừa” là truyện ngắn nổi tiếng của ông viết về đề tài người trí thức nghèo cùng với bi kịch “sống thừa”.Qua việc miêu tả tấn bi kịch của văn sĩ Hộ, Nam Cao đã thể hiện được tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ.

Bằng sự tinh tế, đầy nhạy cảm của người nghệ sĩ, Nam Cao đã phát hiện và miêu tả đầy chân thực tấn bi kịch tinh thần khủng khiếp của nhân vật Hộ, cũng là bi kịch chung của rất nhiều trí thức nghèo trong xã hội đương thường. Thông qua bi kịch ấy, Nam Cao đã lên tiếng tố cáo xã hội thối nát, đen tối đã đẩy con người ta đến bước đường cùng, phải vật lộn trong cuộc sống đói nghèo để mưu sinh, tồn tại. Cũng chính sự nghèo đói ấy đã vùi dập những ước mơ, làm chết mòn những hoài bão cùng đời sống tinh thần  phú, lẽ sống cao đẹp.

Hộ là nhà văn có hoài bão với mong muốn sáng tác được những tác phẩm có giá trị tuy nhiên thực đói nghèo đã buộc Hộ phải viết ra những thứ văn chương dễ dãi, đi ngược lại với nguyên tắc sáng tác để nuôi sống gia đình. Nhận thức được thực trạng này nên Hộ mãi day dứt, đau đớn khôn nguôi, Hộ tự trách mình, xấu hổ khi đọc lại những thứ văn hời hợt, dễ dãi mà mình từng viết. Hoàn thành trách nhiệm với vợ con, gia đình nhưng Hộ lại chìm đắm trong bi kịch của bản thân – bi kịch sống mòn.

>> Xem thêm:  Tả cái ấm trà của ông em hay bố em - Văn mẫu lớp 2

Đối diện với bi kịch không lối thoát, Hộ đã tìm đến rượu như một cách để quên đi thực tại đau khổ nhưng hơi rượu càng làm cho Hộ đau  đớn, trong cơn say Hộ đã nói những lời tàn nhẫn, hành động vô tình đối với Từ – vợ của mình. Để rồi, khi tỉnh rượu Hộ hối hận khôn nguôi bởi Hộ bàng hoàng nhận ra vì bi kịch sống thừa mà Hộ lại một lần nữa đẩy mình vào một bi kịch khác, bi kịch tình thương, đi ngược lại với nguyên tắc tình thương mà  mình đặt ra trước đó. Vì nỗi khổ của bản thân mà Hộ đã làm khổ vợ, khổ con.

Qua đó, ta có thể thấy khi miêu tả con người bị đẩy vào tình trạng éo le nhất, khi hoàn cảnh tha hóa con người để có những hành động tàn nhẫn thì Nam Cao vẫn dứt khoát không chấp nhận cái ác, luôn kiên định giữ vững nguyên tác tình thương của mình. Điều đáng quý nhất là dù trong cuộc sống đau khổ, bế tắc nhất, dù có những lúc Hộ muốn bỏ đi để giải thoát khỏi kiếp sống mòn nhưng cuối cùng Hộ vẫn không chấp nhận sự tàn nhẫn, không thể vứt bỏ tình thương và trách nhiệm với vợ con.

Mỗi lần vi phạm vào lẽ sống tình thương, Hộ đều nghiêm khắc kiểm điểm lại mình để ăn năn, tự đấu tranh để vượt lên khỏi hoàn cảnh bế tắc. Những giọt nước mắt hối hận của Hộ cuối tác phẩm đã mang đến cho người đọc niềm tin về sự thức tỉnh của Hộ để vươn lên hoàn cảnh, để sống mạnh mẽ hơn.

>> Xem thêm:  Phân tích và nêu cảm nhận về phác thảo chân dung Đô-xtôi-ép-ki của nhà văn Áo Xvai-gơ

Truyện ngắn Đời thừa đã đề cập đến đời sống cá nhân, về sự tồn tại có ý nghĩa của mỗi cá nhân trên đời. Qua bi kịch sống thừa của nhân vật Hộ, Nam Cao đã thể hiện sự trân trọng với khát vọng cống hiến cao đẹp cùng lẽ sống tình thương cao cả của người nghệ sĩ chân chính, cũng qua đó Nam Cao thể hiện khát vọng về một xã hội tốt đẹp, nơi người nghệ sĩ có điều kiện để thực hiện đam mê, lí tưởng cao đẹp.

Tư tưởng nhân đạo trong “Đời thừa” không chỉ thấm nhuần tư tưởng nhân đạo truyền thống mà còn còn thêm những nét mới mẻ, độc đáo mang dấu ấn đặc biệt của Nam Cao. Với tất cả những gì được thể hiện trong Đời từa, Nam Cao xứng đáng là nhà văn hiện thực xuất sắc, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn của văn học Việt Nam.

Bài viết liên quan