Phân tích nhân vật Anh thanh niên trong Lặng Lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long


Đề bài: Phân tích Anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.

Bài làm

Trong thời kì con người sôi nổi tham gia vào phong trào xây dựng đất nước ở miền Bắc những năm 1970, ta không thể nào quên một anh thanh niên nhiệt huyết vẫn lặng lẽ cống hiến trên đỉnh Sa Pa mờ sương. Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long mang đến nhiều nguồn cảm hứng ngợi ca mới mẻ.

Nguyễn Thành Long là cây bút văn xuôi trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Những năm tháng hòa bình lập lại ở miền Bắc, Nguyễn Thành Long hăng say sáng tác ở mảng đề tài con người và cuộc sống xã hội thời kì mới. Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của một chuyến thực tế đi Lào Cai vào mùa xuân năm 1970. Nhân vật anh thanh niên là trung tâm của tác phẩm, có tác dụng ngợi ca con người lao động ở miền Bắc trong những ngày tháng miền Nam bão lửa, gấp rút chạy nước rút đến ngày tổng khởi nghĩa.

Trước hết, hình ảnh anh thanh niên xuất hiện trên phông nền Sa Pa tuyệt đẹp và trong lời kể của bác lái xe. Sa Pa mờ sương “đẹp một cách kì lạ”, “nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây”, “những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cả lên trên màu xanh của rừng”, “mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái”. Sống ở một nơi như vậy, chắc hẳn anh thanh niên ít nhiều cũng là người tinh tế, nhạy cảm và tâm hồn lãng mạn. Anh thanh niên bước ra từ lời kể của bác lái xe “một trong những người cô độc nhất thế gian”, “một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi”, “thèm người quá”, “kiếm kế để dừng xe lại gặp chúng tôi”. Điều này được chứng minh khi bác lái xe và ông họa sĩ, cô kĩ sư gặp đươc anh thanh niên. Anh biếu bác lái xe củ tam thất khi biết vợ bác mới ốm dậy. Anh tặng cô kĩ sư trẻ một bó hoa. Anh tặng bác họa sĩ và hành khánh ít trứng ăn dọc đường cho đỡ đói. Những chi tiết này cho thấy một anh thanh niên không chỉ khao khát được giao tiếp, giao hòa với mọi người mà còn rất chu đáo, giàu tình cảm. Vậy lí do gì mà một người ưa giao tiếp với mọi người lại chọn “sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo”?

>> Xem thêm:  Suy nghĩ của anh (chị) về chủ đề: Người Việt trẻ đã có cái nhìn đúng đắn về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự hay chưa

phan tich nhan vat anh thanh nien trong lang le sa pa cua nguyen thanh long - Phân tích nhân vật Anh thanh niên trong Lặng Lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long

Phân tích nhân vật Anh thanh niên

Câu hỏi trên được giải thích trong chính hành động và công việc “làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu” của anh thanh niên. Một mình trên “đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét”, nhiệm vụ của anh thanh niên là “quanh quẩn ở mấy chiếc máy ngoài vườn”, “nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Anh thanh niên hiện lên đúng mẫu mực của thế hệ trẻ xung phong làm việc khó để cống hiến sức lực và đam mê. Anh cũng là người chăm chỉ, tỉ mỉ, khéo léo “mưa xong đổ nước ra cái cốc phân li mà đo”, “cứ theo mức độ, hình dáng vết cháy mà định nắng”, “nói được mây, tính được gió”, “lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng”… Anh thanh niên đam mê công việc, chính niềm đam mê ấy đã thôi thúc anh chịu ở lại một Sa Pa “lặng lẽ”, nơi mà ai cũng sợ sống vì nó “buồn”. Mặt khác với anh thanh niên, anh tin rằng “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được”. Đó cũng là tấm lòng biết cống hiến, hi sinh vì đất nước.

>> Xem thêm:  Tóm tắt truyện "Ông già và biển cả" của nhà văn Hê-minh-uê

Trong công việc anh rõ ràng là người trách nhiệm, nhiệt huyết nhưng trong đời sống thường nhật anh cũng là một con người có lối sống giản dị, ngăn nắp và hòa hợp với môi trường sống. Khi nghe bác lái xe nói rằng họa sĩ và cô kĩ sư muốn đến nhà chơi, anh thanh niên vội vã xin về trước. Trong suy nghĩ của ông họa sĩ, chắc anh ta ở một mình ngại sắp xếp nhà cửa nên về trước để dọn dẹp lại. Tuy nhiên, họ đã bất ngờ khi thực tế anh về nhà trước để cắt một bó hoa tươi tặng cô kĩ sư trẻ. Vườn hoa đầy những loại hoa màu sắc cùng với vườn rau xanh khiến cho mọi người phải bất ngờ. Anh thanh niên đón tiếp họ một cách nhiệt tình. Gian nhà nhỏ của anh nhiều sách, được sắp xếp gọn gàng, ngăn lắp một lần nữa khiến ông họa sĩ ngạc nhiên. Một người thanh niên trẻ nhưng có cuộc sống rất đẹp, rất tự nhiên đã khiến cho chúng ta thấy khâm phục, kính trọng.

Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Truyện có tình huống hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.  

>> Xem thêm:  Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ về thói ích kỉ và lòng vị tha trong xã hội ngày nay

Hoài Lê

Bài viết liên quan