Phân tích nhân vật Mỵ trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài- văn lớp 12


Đề bài: Phân tích nhân vật Mỵ trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài

Bài làm

Tô Hoài là một nhà văn nổi tiếng của làng văn học Việt Nam với phong cách viết rất linh hoạt vừa đi sâu vào khai thác nội tâm cuộc sống của những con người nông dân lao động trong chế độ cũ vừa gần gũi với trẻ thơ.

Tác phẩm ‘Vợ chồng A Phủ” là một tác phẩm hay thể hiện tinh thần nhân văn, nhân đạo của tác giả Tô Hoài với những số phận con người có sức sống mãnh liệt của những người nông dân bị áp bức bóc lột nhưng vẫn phi thường vươn lên

Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” nhân vật Mỵ là một nhân vật để lại cho người đọc nhiều nỗi ám ảnh sâu sắc, bởi số phận của một người con gái bất hạnh phải chịu đọa đày tuổi xuân của mình trong một gia đình chồng tàn nhẫn độc ác. Mỵ tuy mang tiếng là nàng dâu được bắt về làm vợ nhưng thực chất cô không khác nào con ở, nô lệ của gia đình thống lý Pá Tra.

Mỵ bị dày vò về tinh thần lẫn thể xác khi phải sống trong gia đình đó, nhưng bên cạnh sự chịu đựng kiệm lời, nhẫn nhục của cô chính là sức mạnh sống tiềm tàng phi thường được nhóm lên trong lòng của Mỵ.

Trước khi bị bắt về làm vợ A Sử con trai thống lý Pá Tra, Mỵ là một cô gái xinh đẹp có tài thổi kèn lá rất hay, Mỵ lại chăm chỉ, khéo tay kéo sợi quay tơ, dệt vải đều đẹp. Nhưng sau một lần đi chợ tình ngày Tết, Mỵ bị A Sử và lũ bạn hắn bắt trói mang về nhà làm vợ. Mỵ đã tìm cách trốn chạy, quyết không ăn cơm nhà thống lý vì ăn cơm nhà người ta là phải thành vợ người ta để không phải làm vợ A Sử.

>> Xem thêm:  Phân tích bài thơ “Trở về quê nội” của Lê Anh Xuân

Nhưng khi Mỵ về nhà thì cha mẹ cô lại đang thiếu nợ nhà người ta, vì thương cha mẹ Mỵ đành nhẫn nhịn làm dâu con trong nhà thống lý. Những ngày tháng Mỵ làm dâu nhà thống lý thật là cơ cực, tủi nhục vô cùng nhiều lần cô chạy về nhà định ăn lá ngón để chết đi cho xong nhưng rồi Mỵ lại thương cho mẹ nếu Mỵ chết rồi thì nhà thống lý Pá Tra với quyền lực của mình sẽ tìm cách làm hại mẹ cô sống không được yên.

Cuộc sống của Mỵ trong gia đình chồng không khác gì con trâu con ngưa, thậm chí con trâu con ngựa khi mệt còn được nghỉ ngơi, đứng gãi chân, nhưng Mỵ thì làm việc quanh năm hết sáng tới đêm ngày này qua ngày khác.Mỵ thực chất chị là nô lệ là người giúp việc cho nhà thống lý Pá Tra mà thôi. Bị đọa đày, dày vò cả về thân thể và thể xác khiến cho Mỵ chỉ biết chịu đựng sống những ngày tháng câm lặng như con rùa rụt cổ ẩn mình trong chiếc mai.

Bằng sự nhân văn trong những lời văn của mình tác giả Tô Hoài đã khắc họa nhân vật Mỵ rất sâu sắc thể hiện tâm trạng nhân vật một cách chi tiết, chân thực. Mỵ sống một cuộc sống căm lặng, lầm lũi ” Con rùa trong xó cửa, căn phòng chỉ có duy nhất một lỗ sáng to bằng bàn tay”.

Căn phòng đó giống như nhà tù, địa ngục trần gian giam giữ cuộc sống của một cô gái trẻ đang trong thời kỳ tuổi xuân phơi phới. Nhà thống lý Pá Tra chính là hình ảnh thu nhỏ của xã hội phong kiến, nhiều hà khắc, bóc lột đẩy con người ta đến cuộc sống bần cùng, khốn khổ. Những người nông dân thấp cổ bé họng phải chịu đựng kiếp nô lệ, không biết kêu ai, sống cuộc đời lầm than, khốn khổ.

>> Xem thêm:  Nghị luận xã hội về lối sống giản dị

Nhiều lần Mỵ muốn chết, muốn giải thoát cho chính mình khỏi kiếp sống nhục nhã, khổ cực ê chề này. Mỵ không muốn sống mà như đã chết bị tước đoạt mọi quyền làm người trong ngôi nhà chỉ toàn những người độc ác này nữa. Nhưng cô không có cơ hội để làm điều đó vì thương những người thân trong gia đình. Nếu Mỵ chết rồi họ sẽ khốn khổ.

Niềm khát khao sống trong lòng Mỵ tưởng như đã bị dập tắt, tàn lụi, chỉ còn một cái xác vật vờ sống mà thôi. Nhưng vào lễ hội mùa xuân khi tiếng kèn gọi bạn tình vang lên, khi vạn vật muôn hoa đang khoe sức mình trong nắng ấm, thì Mỵ bỗng nhiên thấy trong lòng mình thức dậy một ham muốn rất lạ.

Đêm đó, Mỵ lén uống rượu, trong cơn say Mỵ cảm thấy mình còn trẻ lắm và Mỵ muốn đi chơi lễ hội, biết bao người có chồng mà vẫn đi chơi Tết đó thôi, huống chi Mỵ và A Sử thực ra không hề yêu thương gì nhau chỉ là bắt buộc phải sống cùng nhau mà thôi. Mỵ muốn ra ngoài kia muốn sống lại những giây phút tuổi trẻ, muốn thổi lên những tiếng kèn gọi bạn trong ngày xuân đầy mê say, quyến rũ này.

Những biểu hiện khác lạ của Mỵ đều không qua được mắt A Sử nó trói Mỵ lại vào cuột bếp rồi bỏ đi chơi. Mỵ đang say men rượu, những kỷ niệm lại ùa về trong tâm trí cô khiến Mỵ càng đau nhói, thực tại phũ phàng với những kỷ niệm ngọt ngào trong quá khứ càng làm cho Mỵ cảm thấy uất hận, tủi nhục.

>> Xem thêm:  Phân tích bài thơ Tre Việt Nam của Nguyễn Duy

Trong gia đình thống lý có một người cũng khổ cực như Mỵ, đó chính là A Phủ một người thanh niên khỏe mạnh, cường tráng nhưng bị bắt trói về làm nô lệ vì tội dám đánh A Sử con trai thống lý. A Phủ phải làm việc không công thực chất là âm mưu bóc lột của bố con nhà thống lý bởi A Phủ khỏe mạnh, lực điền, sẽ làm ra nhiều của cải cho nhà hắn. Một lần A Phủ đi thả trâu chẳng may làm lạc mất một con nên bị gia đình thống lý bắt trói đánh đập dã man.

Hai con người cùng chung một số phận họ đã tìm thấy tiếng nói chung hành động Mỵ cởi trói cho A phủ là một hoàn cảnh cực kỳ nhân văn, thể hiện sự khao khát đấu tranh của Mỵ, khiến cho Mỵ không còn biết sợ gì nữa mà hành động mà vùng lên đòi quyền được sống hạnh phúc cho mình và những con người khốn khổ như mình.

Chính giọt nước mắt của A Phủ trong đêm tối đã lay động, đánh thức trái tim của Mỵ khiến Mỵ có hành động tự giải thoát đời mình và giải thoát cho số phận của A Phủ.

Hành động Mỵ cởi trói cho A Phủ rồi hai người rủ nhau cùng chạy trốn thoát khỏi nhà thống lý là một hệ quả tất yếu cho chuỗi ngày bị áp bức, đè nén quá mức. Nó chính là hành động thể hiện sự bứt phá trong con người của nhân vật Mỵ thể hiện sức sống còn tồn tại nhân con người nàng.

“Vợ chồng A Phủ” là tác phẩm hay thể hiện tinh thần nhân văn, nhân đạo sâu sắc của tác giả Tô Hoài với những con người bị xã hội chà đạp, vùi dập, nhân vật Mỵ là nhân vật để lại trong lòng người đọc nhiều ý nghĩa sâu sắc.

Nguồn: Tài liệu văn mẫu

Bài viết liên quan