Phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân


Đề bài: Phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.

Bài làm

Tô Hoài khi nhận xét về Kim Lân chỉ ra rằng đây là “nhà văn đi về với đất với người với thuần hậu thôn quê”. Điều này được chứng minh qua tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân. Hình tượng nhân vật Tràng trong truyện ngắn đã cho thấy am hiểu sâu sắc của Kim Lân về con người và đời sống người nông dân đồng thời phản ánh hiện thực những ngày tháng “chết đói” trước Cách mạng tháng Tám.

Trong truyện ngắn “Vợ nhặt”, Nam Cao đã xây dựng lên hình tượng nhân vật Tràng như một sự đẽo gọt sơ sài của tạo hóa vừa nghèo, vừa xấu lại tính dở hơi nhưng ẩn khuất sau đó là trái tim giàu tình thương cảm và nội tâm khao khát hạnh phúc gia đình. Hình tượng nhân vật được xây dựng trên phông nền của tình huống éo le, ngôn ngữ tạo bối cảnh chuẩn xác, từ dùng phong phú, giọng văn tự nhiên, gần gũi đã góp phần làm nổi bật hơn cho chân dung nhân vật.

Trước hết, Tràng là hiện thân cho người lao động nghèo khổ bỗng nhiên có được niềm hạnh phúc lớn nên vui sướng đến mức bàng hoàng. Tràng vốn là người lao động nghèo khổ bình thường trong xã hội. Tràng nghèo khổ tới mức cái tên cũng toát lên sự lam lũ, nghèo khổ. Anh mang một cái tên là một thứ dụng cụ của người thợ mộc. Em gái Tràng tên Đục, cũng là một loại dụng cụ. Trước kia, gia đình thường có tục đặt tên con xấu cho dễ nuôi. Nhưng từ cái tên, đến dáng vóc cũng thấy được sự nghèo khổ, cơ cực. Thân hình Tràng thô kệch, vập vạp. Tính tình thì chân thành, bộc tuệch bộc toạc. Nhất là Tràng lại có tật vừa đi vừa nói lẩm bẩm, hay ngửa mặt lên trời cười hềnh hệch. Tràng còn là dân ngụ cư từ nơi khác đến nên thường bị mọi người coi khinh. Tràng hiện lên trong bối cảnh hiện thực của nạn đói 1945, không gian sống là một bãi tha ma và anh phu Tràng với cái bóng chạng vạng cùng cái chúi đầu về phía trước tựa như gánh nặng đè lên đôi vai con người. Tất cả những điều đó gợi lên chân dung một người lao động nghèo khổ, cùng cực. Là một thanh niên nhà nghèo, ngờ nghệch lại nuôi mẹ già không xong, Tràng hội tụ mọi nguy cơ ế vợ. Hơn nữa, Tràng cũng đang ngấp nghé đứng trên bờ vực của hiện thực “chết đói”.

>> Xem thêm:  Cảm nghĩ về tư tưởng là của nhân dân qua đoạn thơ cuối trong Đất nước

phan tich nhan vat trang trong tac pham vo nhat cua nha van kim lan - Phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân

Phân tích nhân vật Tràng

Tuy nghèo khổ và lam lũ nhưng Tràng bỗng nhiên có được niềm hạnh phúc lớn lao. Đó là niềm hạnh phúc nhặt được vợ. Chỉ với đôi ba câu bông đùa “Muốn ăn cơm nắm mới giò này, lại đây mà đẩy xe bò với anh” kèm theo một bữa bánh đúc, thế mà Tràng có người theo không về làm vợ. Việc Tràng có được vợ là điều hết sức thần kì mà ta hay gặp trong các câu chuyện cổ tích khi chàng ngốc gặp được tiên. Nhưng thực tế, Tràng cũng đủ nhận thức để biết rằng cái đói ám ảnh ngay trước mắt, chỉ có điều Tràng “Chậc, kệ” vì thẳm sâu trong tâm hồn vẫn khao khát có mái ấm gia đình bình dị như bao người, vẫn có lòng trắc ẩn trước người đàn bà đói. Trước niềm hạnh phúc lớn lao ấy, Tràng vui sướng đến bàng hoàng. Trên đường về xóm ngụ cư, người vợ còn có biểu hiện e thẹn, e dè, bối rối còn Tràng thì trái lại như có được niềm vui lớn “cái mặt cứ vênh lên tự đắc” với chính mình. Đến lúc đưa người vợ nhặt về nhà thì trong lúc cảnh nhà nghèo khổ Tràng lại quên hết cái âu lo về nạn đói trước mắt, chỉ còn tình nghĩa với người đi bên.

Thứ hai, khi có được gia đình, nhân vật Tràng có những thay đổi lớn về tâm lí và tính cách. Ban đầu, cuộc sống của Tràng được tác giả miêu tả có chút gì đó “hoang dã” giống như một “thứ cỏ rác giữa hương thôn”. Tràng ít quan tâm, thậm chí vô tâm vô tính đến đáng trách. Ngoài lúc đi làm, khi về anh chỉ chơi đùa với đám trẻ con xóm ngụ cư. Anh chân tình, cởi mở được lũ trẻ yêu quý và đùa vui “chông vợ hài”. Anh chẳng bao giờ lo cho cuộc sống gia đình, mọi tính toán đều dồn trên đôi vai bà mẹ già. Nhà cửa vườn tược hầu như anh không quan tâm. Tuy nhiên sau khi có vợ, nhận được niềm hạnh phúc gia đình, Tràng bắt đầu có những thay đổi lớn. Tràng trở nên gắn bó với gia đình hơn. Trong bức tranh buổi sớm nắng hè rực rỡ, cảnh tượng ngôi nhà thật “đơn giản” mà tình người thật “cảm động”. Tràng thấy mình như “nên người”, chín chắn hơn, chững trạc hơn. Tràng ý thức được trách nhiệm với gia đình, vợ con sau này. “hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như tổ ấm che mưa che nắng…”. Tình yêu, niềm hạnh phúc gia đình thật kì diệu, nó có khả năng nhân đạo hóa con người.

>> Xem thêm:  Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân

Như vậy, hình tượng nhân vật Tràng trong truyện ngắn “Vợ nhặt” thể hiện được niềm thương cảm của nhà văn Kim Lân luôn hướng tới những con người vất vả, lam lũ đói khổ. Mặt khác, tác giả khẳng định ở Tràng là vẻ đẹp tình người, luôn thương yêu và đùm bọc những người cùng chung hoàn cảnh đói khổ thậm chí là khổ hơn mình đồng thời thể hiện khát vọng hạnh phúc, tin tưởng vào cuộc sống tốt đẹp phía trước. Tinh thần nhân đạo và nhân văn ấy đã làm nên sức sống cho tác phẩm.

Hoài Lê

Bài viết liên quan