Phân tích nhân vật Việt và chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Đình Thi


Phân tích nhân vật Việt và chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Đình Thi

Mở bài Phân tích nhân vật Việt và chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật trong “những đứa con trong gia đình”

Tiếp cận chủ nghĩa anh hùng cách mạng từ lăng kính gia đình là chỗ rất riêng, rất độc đáo của Nguyễn Thi ở truyện ngắn này. Nó giúp nhà văn lí giải về phẩm chất anh hùng của con người thời đại ông mà còn ở truyền thống gia đình. Chính truyền thống gia đình hòa với truyền thống yêu nước sẽ làm nên sức mạnh bách chiến bách thắng.

Với Nguyễn Thi, mỗi con người, mỗi đời người trong một gia đình chính là một khúc sông trong dòng sông truyền thống. Các con sóng và truyền thống gia đình tạo thành những luồng mạch lớn để đổ vào biển cả nhân dân. Nó luôn chảy trôi từ thế hệ này đến thế hệ khác và làm nên sức mạnh mênh mông của tổ quốc của dân tộc.

Thân bài Phân tích nhân vật Việt và chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật trong “những đứa con trong gia đình”

Việt là nhân vật chính trong tác phẩm, cũng là khúc hạ lưu khi con sông sắp đổ vào biển lớn như Chiến. Khác với Chiến khôn ngoan, già dặn trước tuổi, Việt là cậu con trai mới lớn nên do đó tính ngay thơ trẻ con khá rõ. Việt hiếu thắng không chịu nhường chị. Mặt khác, Việt rất hiếu động theo bản tính con trai, thích bắt ếch, câu cá, bắn chim, “đi bộ cầm súng tự động…cái ná thun vẫn nằm gọn trong túi áo.”. Việt vô tư, phó mặc cho chị lo toan, thu xếp về việc nhà cửa. Chị bàn bạc chuyện gia đình, Việt thì ừ ào cho qua, vừa nghe vừa “chụp một con đom đóm trong lòng tay rồi ngủ quên lúc nào không biết”. Lúc nào Việt cũng cảm thấy mình trẻ con trước anh Tánh và anh Công: Đi chiến đấu không sợ chết, không sợ giặc, chỉ sợ ma: sau lúc bị ngất tỉnh dậy “rất thèm vào bếp lục cơm nguội” theo thói quen như còn ở nhà, gặp được đồng đội tìm thì Việt có vẻ ” giống hệt thằng Út em…khóc đó rồi cười đó.”

>> Xem thêm:  Dàn ý cho bài viết: Anh (chị) suy nghĩ gì về hiện tượng “nghiện” ka-ra-ô-kê và internet trong giới trẻ hiện nay

Nhưng Việt cũng là một chiến sĩ gan góc, dũng cảm và đã lập được những chiến công góp phần vẻ vang thêm truyền thống gia đình. Ngay từ khi còn nhỏ Việt đã thừa hưởng sự gan góc dũng cảm của ba má, sự gan gọc rất Nam bộ. Khi ba bị giặc chặt đầu, nỗi đau đớn và sự căm thù đã khiến Việt không còn biết sợ. Việt cùng hai chị và má bám riết theo kẻ thù, “cứ nhè cái thằng vừa liệng đầu mà đá”.

Mang trong mình dòng máu gia truyền của những con người Nam bộ quật cường, gan góc, khi chưa vào quân ngữ, hai chị em Việt đã đánh được tàu chiến của địch trên sông Định Thủy, vừa kế túc truyền thống của cha anh đi trước vừa góp phần làm vẻ vang hơn truyền thống chống giặc ngoại xâm của của dân tộc Việt Nam ta trong những năm chống Mĩ cứu nước. Cả hai chị em đều sứng đáng là dũng sĩ diệt Mĩ. Chiến là tiểu đội trưởng bộ đội nữ địa phương của tỉnh bến tre, còn Việt là một anh giải phóng quân đã dùng thủ pháo tiêu diệt được một xe bọc thép của địch trong một trận giáp lá cà. Điều đó đã đáp lại phần nào nguyện vọng của má.

Khi Việt bị trọng thương, lạc đồng đội, phải nằm một mình ở chiến trường. Việt có những ý nghĩ ngồ ngộ mà vẫn ngời sáng phẩm chất anh hùng: Trên trời có mày, dưới đất có mày trong khu rừng này chỉ có mình tao. Mày bắn được tao thì tao cũng bắn được mày. Việt luôn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu, chủ động tìm giặc mà đánh, hai bàn tay dập nát chỉ còn ngón trỏ cử động được luôn đặt sẵn ở cò súng.

>> Xem thêm:  Phân tích hình ảnh người đàn bà trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

Quan hệ giữa các thành viên, cái khúc của dòng sông gia đình: mỗi người phải tự làm nên khúc sông của mình, khúc sông sau phải chảy xa hơn khúc sông trước. Trăm sông đổ vào một biển, gia đình là tế bào của xã hội những cá nhân anh hùng sẽ tạo nên một dân tộc anh hùng. Câu nói giản dị, giàu hình ảnh, đặc trưng cho cách nói của người dân Nam bộ, thể hiện ý tưởng độc đáo của nhà văn, tư tưởng sâu sắc về nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, lối trần thuật hiệu quả, tài khắc họa nhân vật sống động, giàu cá tính, tác phẩm có cách tiếp cận chiến tranh độc đáo này xứng đáng được tôn vinh như một trong những truyện ngắn hay nhất của văn học chiến tranh.

Có thể nói rằng màu sắc Nam Bộ trong truyện ngắn “ những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Đình Thi chính là nét độc đáo và riêng biệt mà không tác giả nào lẫn vào được. Thể hiện thông qua ngôn ngữ, giọng điệu tự sự, rắn rỏi, gân guốc, điềm tĩnh đến lạnh lùng của người viết với chất giọng phù hợp với tính cách của những con người Nam Bộ mạnh mẽ, bộc trực, thích thể hiện tình cảm bằng hành động hơn lời nói. Những đoạn văn tường thuật hay mô tả những nỗi đau kinh khủng của con người hiện ra trước mắt chúng ta như những cuốn phim quay chậm. Tác giả đã cố gắng ghìm nén chủ quan của nhân vật và người viết, lược qua hết những thán từ, tính từ đi, tác giả đưa câu chuyện của mình kể vừa đạt đến mức khách quan cao độ, vừa đạt được vẻ đặc sắc, thu hút qua những chi tiết nói về người phụ nữ Nam Bộ mạnh mẽ, kiên cường

>> Xem thêm:  Phân tích hình tượng mảnh trăng trong truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu

Kết luận Phân tích nhân vật Việt và chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật trong “những đứa con trong gia đình”

Với cách xây dựng nhân vật và nghệ thuật độc đáo, Nguyễn Đình thi đã viết nên một tác phẩm vừa đặc sắc vừa có ý nghĩa sâu sắc trong lòng người đọc. Điều đáng nói của tác phẩm là Nguyễn Đình Thi miêu tả những đứa con Nam Bộ, gửi gắm vào tác phẩm của mình màu sắc Nam Bộ đậm nét, nhà văn muốn ta nghĩ đến không chỉ riêng nhân dân Nam Bộ mà cả dân tộc đang hào hùng chiến đấu bằng sức mạnh sinh ra từ nỗi đau thương.

Bài viết liên quan