Phân tích tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao


Đề bài: Phân tích tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao.

Bài làm

“Thế giới được tạo lập không phải một lần mà mỗi lần người nghệ sĩ xuất hiện là một lần thế giới được tạo lập” (Mác-xen Prut, nhà văn Pháp). Phát ngôn trên có hàm ý nhấn mạnh sức sáng tạo kì diệu của nhà văn có phong cách. Chính cái riêng, mới lạ, độc đáo làm cho văn chương có sức trường tồn qua năm tháng. Có sản phẩm nào của khoa học lại luôn mới như văn học? Chúng ta rất may mắn có được những cây bút văn học như Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Vũ Trọng Phụng… và càng vui mừng sự xuất hiện của cây bút văn xuôi Nam Cao. Tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao đã trở thành một trong những truyện ngắn văn xuôi độc đáo và ám ảnh nhất trong thời kì văn học hiện thực 1930-1945.

Nhắc đến Nam Cao là nhắc đến một cây bút hiện thực phê phán xuất sắc nhất gia đoạn văn học 1930-19. Nam Cao chuyên viết về người nông dân nghèo khổ, bất hạnh trước Cách mạng tháng Tám, trong đó nhà văn chủ yếu khơi sâu vào bi kịch tinh thần của con người bị đẩy vào bước đường cùng. “Chí Phèo” (1941) là truyện ngắn thành công nhất của Nam Cao khi viết về đề tài người nông dân. Qua truyện ngắn, người đọc thấy được tư tưởng nhân đạo vô cùng sâu sắc và phát hiện mới mẻ của nhà văn.

Trước hết, về nội dung tác phẩm Nam Cao đã khắc họa số phận và bi kịch số phận của người nông dân lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa, bị cự tuyệt quyền làm người trong đó Chí Phèo là nhân vật trung tâm, tiêu biểu cho điều này. Chí Phèo vốn là một con người bình thương lớn lên trong vòng tay đùm bọc của dân làng, cũng như bao người anh là anh nông dân hiền lành, chất phác, có lòng tự trọng. Khi bà ba Bá Kiến bắt anh bóp chân, Chí Phèo còn thấy nhục nhã. Anh Chí thiện lương ấy cũng có ước mơ giản dị “có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc muốn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”. Tuy nhiên, cơn ghen cố ý và nhà tù chế độ thực dân phong kiến đã biến Chí Phèo sau vài năm thành một “con quỷ dữ” với “cái đầu thì trọc lóc, cái mặt thì đen mà lại rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết… cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ, cả hai cánh tay cũng thế”. Nhân hình biến đổi, nhân dạng cũng biến đổi theo. Chí Phèo trở thành một tên lưu mạnh “bá đạo” nhất trong làng Vũ Đại, “Hắn đã đập nát biết bao nhiêu cảnh yên vui, làm chảy máu và nước mắt của biết bao nhiêu người dân lương thiện”. Mượn cơn say làm chất xúc tác, Chí Phèo hoành hành ở làng Vũ Đại “ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, thức dậy vẫn còn say… đập đầu, rạch mặt, giết người trong lúc say để rồi say nữa say vô tận”. Cuối cùng, hắn bị làng Vũ Đại loại ra khỏi thế giới loài người. Chí Phèo giao tiếp với đời bằng tiếng chửi, nhưng cả làng Vũ Đại đều “trừ mình ra”, kết cục nhận lại lời đáp từ tiếng sủa của mấy con chó. Khi Chí Phèo nhờ “bát cháo hành” của Thị Nở, hắn tỉnh rượu và nhận ra bi kịch cuộc đời, hắn bỗng khao khát hoàn lương, hắn “thèm lương thiện và khát khao làm hòa với mọi người”. Trên con đường trở về làm người lương thiện, một lần nữa hắn bị cự tuyệt:

>> Xem thêm:  Sống chậm lại, nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn

– Tao muốn làm người lương thiện

– Ai cho tao lương thiện?

Cái chết tức tưởi cùng câu hỏi không lời đáp đã khẳng định bi kịch cùng đường và bị tước quyền con người cơ bản của người nông dân trong xã hội cũ. Đồng thời Nam Cao cũng đã vạch trần và lên án xã hội thực dân phong kiến bạo tàn cướp đi cuộc sống hạnh phúc, tương lai của họ và rung lên hồi chuông cảnh báo cần thay đổi hoàn cảnh sống để cứu vớt con người.

phan tich tac pham chi pheo cua nha van nam cao - Phân tích tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao

Phân tích tác phẩm Chí Phèo

Mặt khác, bằng giọng văn sắc lạnh, Nam Cao lại ngợi ca được vẻ đẹp tình thương con người. Tình thương nhỏ nhoi của một người phụ nữ “dở hơi” là Thị Nở lại đủ rung động một trái tim tưởng chừng “đóng băng” của Chí Phèo, thúc đẩy hắn khao khát được sống tử tế. Bát cháo hành đơn sơ khiến cho Chí Phèo có những biểu hiện của con người. Hắn biết buồn “lòng mơ hồ buồn”, “nao nao buồn”, “buồn thay cho đời”, hắn còn biết sợ “tuổi già của hắn, đói rét, ốm đau và cô độc – cái này còn sợ hơn đói rét và ốm đau” và biết khao khát được làm người lương thiện. Sự “hồi sinh” của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở tựa như sự thức tỉnh về quyền sống con người. Như vậy, Nam Cao đã trân trọng và đề cao khát vọng sống và bản chất lương thiện của con người.

>> Xem thêm:  Ý nghĩa các biểu tượng trong đoạn trích Ông già và biển cả của Hê-minh-uê

Về đặc sắc nghệ thuật, Nam Cao đã khai thác rất nhiều yếu tố mới trong một mảng đề tài khá cũ, cốt truyện đơn giản như không có cốt truyện, cho thấy một bề ngoài lạnh lùng nhưng bên trong trữ tình, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật lưỡng hóa giữa người và vật, khổ đau và hạnh phúc đồng thời có giọng điệu đa thanh nhất là khi miêu tả tiếng chửi Chí Phèo. Qua đó, Nam Cao sẽ triết lí sống: “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương” (“Lão Hạc” – Nam Cao)

Tóm lại, tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao đã khẳng định được tài năng và tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả. Nam Cao sẽ mãi là nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn của dân tộc và như Sê-khốp nói: “Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ”.

Hoài Lê

Bài viết liên quan