Phân tích tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành


Đề bài: Phân tích tác phẩm “Rừng xà nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành.

Bài làm

Nguyễn Trung Thành hay Nguyên Ngọc là một cây bút văn xuôi rất thành công ở mảng đề tài chiến tranh. Ông dành nhiều ưu ái cho mảnh đất Tây Nguyên và đã xây dựng cho mình một lâu đài nghệ thuật nguy nga, tráng lệ với những tác phẩm xuất sắc thời chống Pháp là “Đất nước đứng lên” và chống Mĩ là “Rừng xà nu”. Trong đó, truyện ngắn “Rừng xà nu” (1965) lấy đề tài cuộc chiến tranh cách mạng ở miền núi đậm khuynh hướng sử thi của văn học 1945-1975.

Tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành đã phản ánh toàn bộ quá trình đấu tranh của đồng bào Tây Nguyên thời chống Mĩ và nói lên lòng yêu nước và sức sống bất diệt qua hình tượng cây xà nu và những thế hệ người dân làng Xô Man.

Trước tiên, hình tượng cây xà nu và rừng xà nu được Nguyễn Trung Thành khắc họa ở cả vẻ đẹp hình thể và sức sống bên trong. Khi tả thực, tác giả khái quát về không gian rừng xà nu “đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời” và tiếp cận cụ thể hơn về những cây xà nu có những nét đẹp cứng cáp và khỏe khoắn: “Bốn, lăm cây con mọc lên hình mũi tên lao thẳng lên bầu trời”, màu sắc thì “cành lá xum xuê như con chim đã đủ lông mao, lông vũ”, “lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng” và sức sống tràn trề mạnh mẽ như một huyền thoại “nhọn hoắt như những mũi lê”, “phóng lên rất nhanh để đón nắng”, “đạn đại bác không hạ gục được chúng”. Tác giả sử dụng rất nhiều động từ, tính từ làm nổi bật vẻ đẹp long lanh dạt dào sức sống.

>> Xem thêm:  Phân tích chứng minh tính dân tộc trong thơ của Tố Hữu- văn lớp 12

Mặt khác, cánh rừng xà nu và cây xà nu cũng mang vẻ đẹp bi tráng biểu tượng cho con người. Cánh rừng xà nu tuy đau thương nhưng kiêu hùng. Khi rừng xà nu trở thành đối tượng của sự hủy diệt “trong tầm đại bác của giặc”, “cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang mình đổ ào ào như một trận bão, ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quện thành từng cục máu lớn”. Bằng bút pháp lãng mạn, Nguyễn Trung Thành  đã tái tạo một bức tranh sơn màu về rừng xà nu đẹp lỗng lẫy tạo phông nền cho sự xuất hiện của các nhân vật.

Hình tượng tập thể người dân làng Xô Man nằm trong sự đối sánh tương đương với hình tượng rừng xà nu và mỗi cây xà nu lại tương sánh với một nhân vật. Trước hết, cụ Mết là tiêu biểu cho thế hệ già làng của dân làng Xô Man. Cụ tựa như cây xà nu đại thụ tỏa bóng ôm trùm toàn bộ không gian sống và tinh thần con người. Cụ Mết đẹp vẻ đẹp của một nhân chứng lịch sử và phát ngôn viên cho tư tưởng nghệ thuật Nguyễn Trung Thành. Vẻ đẹp của cụ Mết khá ấn tượng với “ngực căng như một cây xà nu lớn”, “Ông cụ vẫn quắc thứơc như xưa, râu bây giờ đã dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt sáng và xếch ngược, vết sẹo ở má bên phải vẫn láng bóng!” và “Một bàn tay nặng trịch nắm chặt lấy vai anh như một kìm sắt” cùng với cái giọng nói “ồ ồ dội vang trong lồng ngực”. Cụ Mết là người tuyệt đối trung thành với cách mạng, tự hào về các thế hệ con người Tây Nguyên và đưa lời sấm truyền “Chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo!”, “đánh thằng Mĩ phải đánh lâu dài”.

>> Xem thêm:  Phân tích cảm hứng lãng mạn và tính chất bi tráng ở bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

phan tich tac pham rung xa nu cua nguyen trung thanh - Phân tích tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Phân tích tác phẩm Rừng xà nu

Về nhân vật Tnú, đây là nhân vật trung tâm với số phận đau thương và tính cách anh hùng, là điển hình cho thế hệ trưởng thành của con người Tây Nguyên. Cuộc đời Tnú phản ánh con đường cách mạng gian khổ của làng Xô Man với tuổi thơ như những đêm dài tố cộng, vượt ngục lúc làng tự đứng lên giải phóng và trở thành chiến sĩ giải phóng giỏi khi làng Xô Man đã là một pháo đài vững chắc. Suốt thời kì đó Tnú tỏ ra là một con người tuy chịu nhiều đau thương, nỗi đau mất nhà, mất làng, mất vợ con và mất đi cả một phần cơ thể nhưng tính cách kiên cường, gạn dạ, quật khởi lại càng được tỏ rõ. Chi tiết đôi bàn tay cụt mất mười ngón lại có thể bóp chết tên chủ huy giặc khi hắn cố thủ trong hầm đã khẳng định điều đó. Nguyễn Trung Thành khá dụng công khi miêu tả đôi bàn tay Tnú. Ban đầu nó là đôi tay gan góc chỉ vào bụng “Cộng sản ở đây nè”, rồi là đôi bàn tay chứa chan tình thương khi ôm mẹ con Mai vào lòng, là đôi bàn tay đau thương khi bị giặc đốt bằng nhựa xà nu, “mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc” và từ đó tạo nên chất sử thi cho tác phẩm.

Cuối cùng, Dít và Heng là đại diện cho thế hệ tương lai của làng Xô Man đang tiếp bước tư tưởng và vẻ đẹp sức sống của thế hệ cha anh “một người lính thật sự”.

>> Xem thêm:  Hãy nêu nội dung bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên và giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ. Bình giảng khổ thơ: “Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc, Khi lòng ta đã hóa những con tàu, Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát, Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu?”

Qua “Rừng xà nu”, Nguyễn Trung Thành không chỉ xây dựng một hình tượng anh hùng đơn lẻ mà đã xây dựng một tập thể anh hùng trong đó cũng là một hình tượng thu nhỏ của đất nước Việt Nam và con người Việt Nam. Đất nước, con người có sự nối tiếp về dòng máu anh hùng giữa các thế hệ, nó có sự chuyển tiếp về sức mạnh quật khởi của con người Việt Nam trong chiến tranh. Điều này được thê hiện qua các thế hệ người dân làng Xô Man.

Đọc “Rừng xà nu” hôm nay, vẫn thấy như âm vang trong lòng người cái không khí hào hùng của một thời chống Mĩ, một thời có những con người đẹp như cụ Mết, như Tnú, như Dít, như Mai.

Hoài Lê

Bài viết liên quan