Phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài


Đề bài: Phân tích tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài.

Bài làm

Còn vang mãi trong trí óc tôi hình ảnh một cô con dâu gạt nợ sau giây phút thức tỉnh số mệnh đã dứt khoát vùng chạy giữa đêm đông giá lạnh của Hồng Ngài – Mị. Trang sách khép lại đánh dấu kết thúc của câu chuyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” nhưng lại mở ra một tương lai đáng mong đợi cho số phận con người nhất là người phụ nữ mà Tô Hoài phản ánh trong tác phẩm của mình. Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” để lại nhiều giá trị nội dung và nghệ thuật cho nhiều thế hệ.

Tô Hoài thuộc thế hệ nhà văn hiện đại. Trước Cách mạng Tô Hoài chủ yếu sáng tác ở hai mảng đề tài vùng ngoại ô và chuyện về loài vật, trong đó nổi bật là truyện ngắn về miền núi được lưu giữ trong tập “Tây Bắc”. Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” thuộc tập truyện này.

“Vợ chồng A Phủ” là kết quả của một chuyến đi thực tế cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc cuối 1952. Cùng sống và làm việc với đồng bào dân tộc, Tô Hoài có điều kiện để hiểu sâu sắc cuộc sống, xã hội và con người miền núi. Chính niềm nhớ thương, gắn bó, yêu mến cảnh vật và con người Tây Bắc đã khơi nguồn cảm xúc để nhà văn viết lên tác phẩm này.

phan tich tac pham vo chong a phu cua nha van to hoai - Phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài

Phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ

Truyện ngắn xoay quanh số phận và cuộc đời của hai nhân vật Mị và A Phủ, qua đó tác giả phản ánh cuộc sống con người miền núi Tây Bắc từ số phận đau khổ trở thành chủ nhân của cuộc đời mình, đi “từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui”.

>> Xem thêm:  Hãy nêu nội dung bài thơ “Tiếng hát con tàu” và giải thích ý nghĩa nhan đề đó của bài thơ. Bình giảng khổ thơ được lấy làm đề từ của bài thơ

Để thể hiện cuộc sống và con người nhất là người phụ nữ trong xã hội cũ, Tô Hoài đã xây dựng lên hình tượng nhân vật Mị – điển hình cho số phận và tâm hồn người phụ nữ miền núi. Ở trong con người Mị có hai mặt tưởng chừng như đối lập song lại luôn thống nhất trong tính cách. Một mặt do bị áp bức quá nặng nề nên có lúc Mị dường như mất đi sức sống, dần trở nên cam chịu nhưng mặt khác Mị vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt, một sức mạnh vùng lên. Phần cam chịu trong Mị là do hoàn cảnh ép buộc còn bản chất con người Mị vẫn là một người tiềm tàng sức sống mãnh liệt, sức vùng lên giải phóng.

Vẻ đẹp của nhân vật Mị chỉ hiện lên thông qua vài chi tiết nhỏ nhưng vẫn đủ sức khá quát nên vẻ đẹp biểu tượng chung cho người phụ nữ. Mị là cô gái xinh đẹp, trẻ trung, nết na lại có tài thổi sáo. Mị “thổi lá cũng hay như thổi sáo”. Bao chàng trai say mê Mị, đi theo Mị hết quả núi này tới quả núi khác. Cạnh vách tường đầu giường Mị nhẵn đi vì bước chân của các chàng trai thổi sáo gọi bạn. Song song với vẻ đẹp ấy, Mị lại chịu một số phận bất hạnh. Mị sống trong thân phận con dâu gạt nợ và bị bóc lột cả thể xác lẫn chà đạp tâm hồn. Mị bị bức ép phải làm việc “vùi vào việc cả đêm cả ngày”, “con ngựa con trâu làm còn có lúc đêm nó còn được đứng gãi chân, nhai cỏ”… Mị còn bị vùi dập tâm hồn đến mức trơ lì với niềm vui nỗi buồn khi bị nhốt trong một căn buồng chẳng khác nào nhà tù “mờ mờ trăng trắng, trông ra chẳng rõ là sương hay là nắng, là ngày hay đêm”. Tương tự như vậy, A Phủ cũng là nhân vật chịu số phận đau thương khi sống cuộc đời nô lệ bị bóc lột trong khi cũng là một con người nổi bật với vẻ đẹp hình thể và tâm hồn tự do, tài năng vượt trội.

>> Xem thêm:  Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Có thể chứng minh sức mạnh nội tâm của Mị cũng như nhân vật A Phủ thông qua phần cuối tác phẩm khi Mị giải thoát A Phủ rồi giải thoát mình. Khi Mị thấy “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ, Mị dần dần tìm lại cảm xúc của con người mà bấy lâu tưởng như đã trai sạn: nhớ về quá khứ đau khổ, đồng cảm với A Phủ, thương A Phủ, tìm cách cứu A Phủ. Lúc đầu đôi chân A Phủ “khụy xuống” vì kiệt sức nhưng khát khao được sống thúc A Phủ “quật sức vùng lên chạy”. Còn Mị, Mị cũng nối gót A Phủ để tự cứu lấy mình.

Mặt khác, tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” còn có giá trị vạch mặt xã hội đường thời của miền núi lắm hủ tục, quan niệm trọng nam khinh nữ, gia trưởng của người đàn ông. Cho tiết Mị bị bắt về làm vợ và phải chịu “cúng trình ma” đã cho thấy sức mạnh thần quyền và cường quyền độc ác của xã hội bấy giờ. Bên cạnh đó, việc tác giả xây dựng lên hình tượng nhân vật A Sử đã làm đại diện cho chế độ đen tối bấy giờ. Những hành động độc ác, man rợ được thực hiện rất hiển nhiên, dửng dưng của A Sử “không nói gì”, “bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị”, “xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột”, “quấn luôn tóc Mị lên cột”, “tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại” rồi bỏ đi chơi hội qua đó tố cáo bản chất xấu xa của giai cấp thống trị miền núi trước Cách mạng tháng Tám.

>> Xem thêm:  Người xưa nói: "Đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm, đừng thấy việc ác nhỏ mà làm." Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về lời khuyên trên

Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” là một trong những thành công lớn của đời văn Tô Hoài khi viết về miền núi và con người miền núi, thành công trong việc xây dựng nhân vật, miêu tả thiên nhiên, thể hiện những phong tục tập quán đồng thời còn có nét đặc sắc riêng trong ngôn ngữ nghệ thuật khá phù hợp với văn hóa người dân miền núi.

Hoài Lê

Bài viết liên quan