Phân tích Tỏa nhị Kiều của Xuân Diệu


Đề bài: Em hãy phân tích tác phẩm Tỏa nhị Kiều của nhà thơ Xuân Diệu để thấy được tài năng văn chương của ông.

Nền văn học Việt Nam được hình thành và phát triển là do đóng góp của lực lượng văn sĩ từ bao đời nay, họ đóng góp vào kho tàng văn học dân tộc những tác phẩm hay, không chỉ độc đáo, thiết thực về mặt đề tài mà còn là những tác phẩm có tầm vóc về nội dung, có giá trị cao về nghệ thuật, về thẩm mỹ. Nhưng, chúng ta cũng có thể thấy các nhà văn, nhà thơ thường có xu hướng nghiêng hơn về một thể loại mình có ưu thế, làm văn hoặc viết thơ, nhưng cũng có không ít những gương mặt nhà văn có thể đảm đương được cả hai thể loại đó, không chỉ đơn thuần là truyền tải nội dung, hay thay đổi phong cách thơ văn mà đó còn là niềm đam mê, chính niềm đam mê đó đã làm cho họ hoàn thành một cách xuất sắc các tác phẩm thơ, văn của mình. Một trong những tác gia tài năng, không chỉ được mệnh danh là ông hoàng thơ tình, hay nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”, mà còn một nhà văn, nhà phê bình văn học xuất sắc, lỗi lạc, người đó không ai khác, chính là Xuân Diệu. Ở đây ta sẽ tìm hiểu để làm rõ tài năng của ông thông qua tác phẩm truyện ngắn “Cung tỏa Kiều”.

“Cung tỏa Kiều”, nhan đề này trùng với nhan đề của một tác phẩm cùng tên của Trung Hoa thời Tam Quốc, gợi cho người đọc liên tưởng đến một đại kiệt tác của nền văn học Việt Nam, kiệt tác “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du. Nhưng nhà văn Xuân Diệu không phải viết truyện ngắn về các nhân vật Đại Kiều, tiểu Kiều của “Cung tỏa kiều”, cũng không phải viết về nàng Kiều tài sắc nhưng bạc mệnh trong “truyện Kiều”, cũng không phải tác phẩm bình luận, đánh giá gì về các nhân vật quen thuộc này, mà Xuân Diệu viết về hai nàng Kiều của mình, những con người đời thường của cuộc sống xã hội Việt Nam hiện đại, những người con gái không tài sắc, ngược lại nhạt nhòa nhưng lại mang cuộc đời, mang số phận của Kiều.

Truyện ngắn “Cung tỏa Kiều” tạo cho người đọc một sự tò mò, hấp dẫn sự chú ý của người đọc ngay từ nhan đề, bởi người đọc băn khoăn không biết với nhan đề quen thuộc, nhân vật quen thuộc này thì Xuân Diệu sẽ truyền tải điều gì, câu chuyện của nhà văn sẽ có cốt truyện, diễn biến như thế nào?… tất cả những tò mò đó đưa người đọc đến với truyện ngắn này, tuy dung lượng không dài, nhưng nội dung mà truyện ngắn này truyền tải không nhỏ chút nào, cùng với đó là những triết lí của cuộc đời mà nhà văn đã rất khéo léo để truyền tải, biểu hiện. Đây cũng là câu chuyện mà chính nhà thơ Xuân Diệu đã trải qua, nhà văn đã sử dụng ngôi kể thứ nhất để tái hiện lại những gì mà mình từng chứng kiến, bởi vậy mà nó rất chân thực về mặt cảm xúc, sinh động trong từng tình tiết.

>> Xem thêm:  Hãy bàn luận ý kiến sau đây: “Học trò phải kính yêu và biết ơn thầy, cô giáo"

Nhân vật của truyện ngăn này là “hai nàng Kiều” tên Quỳnh và Giao mà theo Xuân Diệu thì hai cái tên này rất đẹp, mà chính đại thi hào Nguyễn Du cũng đã từng viết “Một vùng như thể cây quỳnh, cành giao”. Xuân Diệu có một người bạn tên Phan, và trong những lần đến chơi nhà Phan thì Xuân Diệu đã biết đến hai nàng Kiều. Trước hết, không miêu tả vội về hai cô gái mà Xuân Diệu đi khắc họa gia cảnh, môi trường sống, cũng là tạo cho người đọc tâm thế, cơ sở để hiểu hơn về cuộc sống và tính cách của hai người con gái lạ lùng này, đó là một ngôi nhà “…không chịu xấu, không chịu tối, mà lại chưng một vẻ phong lưu nghèo nghèo một tí, ánh sáng không chịu sáng; giữa hai dãy lầu khéo đứng để chặn mặt trời, cả ngày chỉ là một buổi chiều dài”, vì vậy mà nơi ngôi nhà mọc lên là chợ Hàng Da đầy náo nhiệt thì khi vào con đường này “cuộc đời bỗng quạnh hiu làm cho nhà cửa ngớ ngẩn”.

Như vậy là ngay ngôi nhà đã tồn tại chút gì đó u buồn, nhạt nhẽo bởi nó không chỉ cắt ngăn với thế giới náo nhiệt bên ngoài mà còn bức bối hơn khi ngay cả ánh sáng mặt trời cũng bị dãy lầu che khuất. Hai cô gái Quỳnh và Giao sống trong một điều kiện không phải sung túc, giàu có nhưng cũng không phải nghèo hèn “…ở trong một gian nhà có đủ sập gụ, tủ chè, câu đối, hoành phi, có đủ cả bộ bàn ghế Vân Nam chạm chim trái và nạm cẩm thạch”. Và ấn tượng đầu tiên của Xuân Diệu về hai cô gái này là vẻ u buồn, ngơ ngác “ họ ngây ngây thơ thơ… lặng lẽ ngơ ngác”. Không chỉ diện mạo, thần thái mà ngay cả trang phục cũng thể hiện sự nhạt nhòa, vô vị trong cuộc sống của hai cô gái này “Màu áo họ rất thanh đạm, vì nhạt nhẽo nên buồn buồn”.

>> Xem thêm:  Phân tích và nêu cảm nhận về đoạn trích Cha con nghĩa nặng – Văn mẫu lớp 11 đặc sắc nhất

Vì không quen biết nên Xuân Diệu cũng cảm thấy ngượng ngùng khi nhìn thấy hai cô gái, càng không dám bắt chuyện làm quen, mỗi lần đến nhà Phan chơi thì đôi chân vô thức đi nhanh, ánh mắt không dám dừng lại quá lâu ở hai cô gái ấy “Mỗi lần đi ngang qua, tôi nhanh chân như lủi trốn…” tuy nhiên, vì sự tò mò mà nhà văn vẫn có đủ thì giờ để quan sát. Hai nàng Kiều này có cái tên thật đẹp Quỳnh và Giao, nhưng nhan sắc, diện mạo thực tế của hai người con gái này lại không thực sự “bắt mắt” như tên gọi của mình, Quỳnh là em, dáng vẻ hiền lành, đôi mắt yên ổn và như không, cô chỉ hơi xinh, mặt tròn, hay nhíu đôi mày cong. Nhưng chính sự hiền lành quá mức ở nhân vật này mà nhà văn cảm thấy xót thương “ Cô hiền lành đến nỗi tôi thấy xót thương”.

Cô chị tên Giao, nhan sắc của Giao có phần kém sắc hơn Quỳnh, lại có tật nhỏ nơi chân, khi bước đi thì bước cao, bước thấp không đều. Và nếu như ở cô em là sự hiền lành thì cô chị lại có vẻ gì đó rất buồn “buồn không ngớt”, Giao giống với lão chủ nhà, cũng là cha của cô, mà “cha của cô thì không khôi ngô tí nào”, đây là cách nói đầy tế nhị về nhan sắc của cô chị của nhà văn Xuân Diệu. Tuy không thể “nhìn mặt mà bắt hình dong”, đánh giá về hai cô gái chỉ qua dáng vẻ bề ngoài, nhưng mỗi lần nhìn thấy họ thì Xuân Diệu đều như cảm thấy nhạt nhòa, vô vị “Lạ quá! Tôi như cảm nghe được sựu mờ nhạt của cuộc đời, khi trông hai cô”

>> Xem thêm:  Quan niệm của anh (chị) về giá trị nhân đạo trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng mà anh (chị) đã đọc

Và quả như cảm giác của Xuân Diệu, cuộc sống của Quỳnh và Giao quả thực là tẻ nhạt, tẻ nhạt đến mức vô vị, họ không có việc gì làm, mà cũng chẳng bao giờ đặt chân ra khỏi nhà, sống nhạt nhẽo qua ngày “Họ để cho ngày tháng qua…” và trong cảm nhận của nhà văn thì cuộc sống của họ còn tẻ nhạt hơn cuộc sống của hai cái cây vì cây “..còn ra hoa, ra trái, chứ đời con gái của họ, họ biết làm gì? Không sắc, không duyên và cũng không tiền, chỉ có hiền lành”, cuộc sống “buồn buồn” cứ lặp đi, trở lại mà không có bất cứ sự đổi thay nào “…hai cô buồn buồn ngồi đó, trên trường kỉ, chờ đợi sự gì xảy đến…hai cô hết vào lại ra.”

Và sự chờ đợi đó cũng thật đặc biệt, ở cô em là chờ chồng, nhưng cũng thật xót xa khi mong ước, nỗi ngóng chờ đó cũng chỉ là một viễn vọng, nhan sắc, gia thế không có gì nổi bật, đặc biệt lại chẳng bao giờ bước chân ra ngoài cửa nên mong ước ngỡ như rất chính đáng đó lại trở nên xa vời. Cô em đã vậy, cô chị còn qua một đời chồng, chồng cô ta đã li dị với cô. Vì vậy mà nhà văn đã thể hiện sự xót thương cùng cực “ Hỡi ôi! Cô Giao còn biết gì mà trông ngóng”. Hạnh phúc đối với người con gái ấy là một thứu xa xỉ, khó có thể chạm tới.

Truyện ngắn “cung nhị Kiều” là những cảm xúc rất thực của nhà văn Xuân Diệu về cuộc đời của hai người con gái Quỳnh và Giao, họ có một cuộc sống nhạt nhẽo, tầm thường đến vô vị, sống nhưng không có mục đích, có niềm khát khao, mong chờ nhưng lại không biết nắm bắt, không chủ động kiếm tìm mà phó mặc tất cả vào số phận, cuộc sống trôi qua với họ thật vô nghĩa. Nhìn vào những khát vọng rất hiện thực, rất con người của họ, đó là khát khao được yêu, khát khao hạnh phúc nhưng ta cũng thấy vô cùng xót xa bởi với cuộc sống nhạt nhẽo thường trực đó thì mong muốn của học cũng chỉ là vô vọng, xa xỉ.

Nguồn: Văn mẫu

Bài viết liên quan