Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương


Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương

Bài làm

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân HươngBài thơ "Bánh trôi nước" của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương là một bài thơ vô cùng xuất sắc thể hiện sự phản kháng của người phụ nữ trước thế lực phong kiến nhiều thối nát luôn chà đạp lên số phận người phụ nữ bất hạnh. Bà Hồ Xuân Hương là một nhân vật có tài văn chương, nhưng bà cũng gặp nhiều trắc trở khó khăn trong cuộc sống khiến cho bà cảm thấy bất mãn với thân phận khi phải là phụ nữ sống trong một chế độ bất công nhiều ngang trái.

Bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương thể hiện cho phong cách thơ phóng khoáng nhưng chứa nhiều ẩn dụ tiêu biểu cho phong cách của Hồ Xuân Hương. Thi sĩ Hồ Xuân Hương đã thể hiện sự tinh tế của mình khi mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước để nói lên thân phận người phụ nữ chịu nhiều cơ cực nổi trôi.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Ngày từ câu mở đầu bài thơ "Bánh trôi nước" đã thể hiện hình ảnh một chiếc bánh trôi vừa trắng tròn đẹp mắt, tựa như người con gái lúc xuân thì vừa xinh đẹp nết na, là niềm khát khao mơ ước của rất nhiều chàng trai đa tình muốn chiếm hữu.

>> Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ về bài Ca Huế trên sông Hương của Hà Ánh Minh

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

ban troi nuoc cua ho xuan huong - Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân HươngPhát biểu cảm nghĩ về bài Bánh trôi nước

Tác giả Hồ Xuân Hương đã sử dụng hình ảnh chiếc bánh trôi nước là hình ảnh ẩn dụ của người phụ nữ. Sự trong trắng của chiếc bánh trôi, chính là sự thủy chung trong trắng của người con gái trong chế độ xưa cũ. Dù cuộc sống có nhiều bất công, nhiều điều không công bằng với thân phận của người con gái thì những người phụ nữ vẫn luôn sống trọn vẹn đạo nghĩa, hiếu trung của mình. Hình ảnh chiếc bánh trôi tròn đầy hấp dẫn, đại diện cho một người con gái nhiều sức sống, trong tuổi thanh xuân phơi phới của mình.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

Trong câu thơ thứ hai của bài thơ "Bánh trôi nước" nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương đã nói lên thân phận của chiếc bánh trôi phải chịu nhiều đau khổ, để có thể trở thành một chiếc bánh ngon thì chiếc bánh trôi phải được đun nấu chìm xuống đun cho tới khi nào nấu chín chiếc bánh nổi lên mặt nước thì chiếc bánh thật sự đã chín. Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương đã vô cùng sâu sắc khi miêu tả hình ảnh chiếc bánh trôi nước thật sự rất giống với số phận người phụ nữ khi người con gái xưa phải chịu đủ mọi hủ tục lạc hậu, những phong tục tập quán về tam tòng, tứ đức, vô cùng nghiệt ngã.

>> Xem thêm:  Hãy chứng minh tính chân lí trong bài thơ: Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên

Cuộc đời người phụ nữ xưa chịu nhiều hẩm hiu, bất hạnh họ không bao giờ được tự mình quyết định vận mệnh, hạnh phúc của chính mình mà luôn phải sống theo ý kiến của người khác, của người cha người chồng trong gia đình. Thời kỳ phong kiến là một chế độ vô cùng trọng nam khinh nữ, người con gái thậm chí không có cơ hội được đi học, được tới lớp như nam giới, mà chỉ ở trong nhà may vá, thêu thùa, lo chuyện bếp núc, sinh con chăm sóc gia đình mà thôi. Chính vì phải sống trong một xã hội nhiều bất công như vậy nên Hồ Xuân Hương thấu hiểu nỗi thống khổ của những người phụ nữ khi phải chịu nhiều bất công cay đắng trong thời kỳ phong kiến lạc hậu, cổ hủ.

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”

Trong câu thơ thứ ba của bài thơ "Bánh trôi nước này" hình ảnh cơ cực, nhiều cam chịu của người phụ nữ hiện lên rõ nét hơn. Những người phụ nữ tựa như chiếc bánh trôi được người ta vo tròn thì được tròn, bị vo méo thì thành méo, ngon hay dở đều do bàn tay người khác quyết định họ không thể nào định đoạt số phận cuộc sống tương lai của chính mình.

Người con gái thời xưa sinh ra là thân phận nữ nhi đã chịu nhiều đau khổ, khi ở nhà thì phải vâng lời cha mẹ, lấy chồng thì luôn phải tôn trọng và nghe lời chồng. Nếu chẳng may chồng qua đời thì phải thủ tiết với chồng và đi theo con trai cả trong nhà. Người phụ nữ chưa có một lúc nào được tự định đoạt số phận của chính mình. Đó chính là một điều vô cùng bất công với thân phận người phụ nữ trong chế độ xưa.

>> Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Thành trong Cuộc chia tay của những con búp bê

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Trong câu thơ kết này tác giả Hồ Xuân Hương đã khẳng định sự thủy chung son sắc của người phụ nữ xưa kia. Dù cuộc đời họ có chịu nhiều đau khổ đắng cay như thế nào thì họ vẫn luôn giữ cho mình một trái tim trong trắng, giữ trọn vẹn sự thủy chung đức hạnh của người phụ nữ. Cũng như chiếc bánh trôi kia trải qua bao nhiêu bể dâu đau khổ nhưng bên trong luôn ngọt ngào bởi mật ngọt. Người con gái khi đã yêu ai hoặc lấy ai thì luôn trước sau như một giữ lòng chung thủy với người đàn ông của mình, dù người đàn ông thời xưa có được quyền năm thê bảy thiếp, phụ tình bạc bẽo thì người con gái chính chuyên thời xưa cũng chỉ có một chồng.

Bài thơ "Bánh trôi nước" của bà Hồ Xuân Hương là một bài thơ vô cùng đặc sắc tác giả đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nói lên cuộc đời khắc nghiệt của người phụ nữ. Nó như nỗi lòng, tiếng kêu ai oán của người phụ nữ muốn nói lên những tâm sự giấu kín trong lòng của mình.
 

Bài viết liên quan