Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh để thấy được bức tranh tâm trạng của nhà thơ Lí Bạch


Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh là bài thơ ngụ cảnh tả tình tiêu biểu của Lí Bạch, thông qua khung cảnh đêm thiên nhiên trong đêm thanh tịnh, tác giả đã bộc lộ được những tình cảm thầm kín. Em hãy phát biểu cảm nghĩ  về bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh để thấy được bức tranh tâm trạng của nhà thơ Lí Bạch 

I. Dàn ý chi tiết cho đề cảm nghĩ về bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả và bài thơ, bức tranh tâm trạng của nhà thơ: Thuở nhỏ, Lý Bạch thường ngắm trăng trên núi Nga Mi, có lẽ chính vì thế mà ánh trăng đã in sâu vào trong tâm trí của ông, trở thành biểu tượng của quê hương ông. Bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” chính là một bài thơ với ánh trăng như thế

2. Thân bài

  • Nhà thơ vừa ngắm trăng vừa thổ lộ tâm tình: Ánh trăng tìm tới tận đầu giường giống như tìm đến người bạn tri âm tri kỉ, nhà thơ trong hoàn cảnh đó đã vừa ngắm nhìn trăng, thưởng thức vẻ đẹp tròn đầy của trăng lại vừa sẻ chia những tâm tình của mình
  • Nỗi bồi hồi trước vẻ đẹp của trăng: Cả không gian và thời gian trong câu thơ đều cho thấy đây là một bức tranh tức cảnh sinh tình, chính ánh trăng đã khơi gợi và là chất xúc tác để nhà thơ bộc lộ tâm trạng xót xa, tha thiết khi nhớ về cố hương
  • Niềm vui khi gặp lại trăng như gặp lại người bạn cũ: Vầng trăng từ lâu đã trở thành biểu tượng cho sự đoàn viên, sum vầy, và khi ngẩng lên bắt gặp ánh trăng, nhà thơ đã chợt nhớ về quê hương của mình. Khi ngẩng đầu ông như mừng rỡ khi gặp lại một người cố nhân, gặp lại những kí ức xưa cũ
  • Tâm trạng chua xót về thân phận và nỗi nhớ quê hương: Có thể thấy hành động “cúi đầu” đã bộc lộc rõ tâm trạng sầu muộn trĩu nặng trong lòng ông, sự đối lập trong hai câu thơ càng khắc họa rõ hơn nỗi nhớ quê hương thiết tha, sâu nặng của tác giả
>> Xem thêm:  Bình giảng bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của tác giả Lí Bạch

3. Kết bài

Ý nghĩa bức tranh âm trạng của nhà thơ: Như vậy, bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” đã cho người đọc cảm nhận một cách chân thực niềm xúc động chân thành trào dâng về tình yêu quê hương của Lý Bạch.

II. Bài tham khảo cho đề cảm nghĩ về bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Lý Bạch là một nhà thơ nổi tiếng thời Đường của Trung Quốc, nhắc tới ông, người ta thường nhớ đén những vần thơ ca lãng mạn cổ điển, trữ tình bay bổng với vẻ đẹp lạ kì. Thuở nhỏ, Lý Bạch thường ngắm trăng trên núi Nga Mi, có lẽ chính vì thế mà ánh trăng đã in sâu vào trong tâm trí của ông, trở thành biểu tượng của quê hương ông. Bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” chính là một bài thơ với ánh trăng như thế.

Lý Bạch đã sớm rời xa quê hương từ tuổi 25 và đã xa mãi mãi, nhưng dù có đi xa thì hình bóng quê hương vẫn luôn in đậm trong tâm khảm của ông. Chính vì thế trên bước đường tha phương, mỗi lần nhìn ngắm ánh trăng lòng ông lại tràn ngập nỗi nhớ quê hương, ông lại mượn những vần thơ để gửi gắm tâm sự. Mở đầu bài thơ là cảnh đêm trăng thanh tĩnh, nỗi cô đơn khi một mình nơi đất khách quê người khiến cho tác giả thao thức, trằn trọc chưa ngủ được.

>> Xem thêm:  Cảm nhận về thân phận người lao động nghèo trong xã hội xưa qua bài ca dao: Thương thay thân phận con tằm

“Đầu giường ánh trăng rọi

Ngỡ mặt đất phủ sương”

phat bieu cam nghi ve bai tho cam nghi trong dem thanh tinh de thay duoc buc tran - Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh để thấy được bức tranh tâm trạng của nhà thơ Lí Bạch
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh để thấy được bức tranh tâm trạng của nhà thơ Lí Bạch

Ánh trăng tìm tới tận đầu giường giống như tìm đến người bạn tri âm tri kỉ, nhà thơ trong hoàn cảnh đó đã vừa ngắm nhìn trăng, thưởng thức vẻ đẹp tròn đầy của trăng lại vừa sẻ chia những tâm tình của mình. Trong đêm thanh tĩnh, cảnh vật yên tĩnh không có lấy một tiếng động, chỉ có màu sắc của ánh trăng và đó chính là người bạn duy nhất của nhà thơ. Ánh trăng sáng chiếu xuống mặt đất khiến cho tác giả liên tưởng rằng mặt đất phủ sương, màu trắng đục bao phủ mặt đất như một lớp sương thu đang phủ tràn. Cả không gian và thời gian trong câu thơ đều cho thấy đây là một bức tranh tức cảnh sinh tình, chính ánh trăng đã khơi gợi và là chất xúc tác để nhà thơ bộc lộ tâm trạng xót xa, tha thiết khi nhớ về cố hương.

“Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Cúi đầu nhớ cố hương”

Vầng trăng từ lâu đã trở thành biểu tượng cho sự đoàn viên, sum vầy, và khi ngẩng lên bắt gặp ánh trăng, nhà thơ đã chợt nhớ về quê hương của mình. Khi ngẩng đầu ông như mừng rỡ khi gặp lại một người cố nhân, gặp lại những kí ức xưa cũ, nhưng rồi sau đó, ông lại cúi đầu vì chua xót cho thân phận mình đang nơi đất khách quê người, nhớ về mảnh đất cũ, những người cũ đã bao năm không gặp lại ông không khỏi xót xa. Có thể thấy hành động “cúi đầu” đã bộc lộc rõ tâm trạng sầu muộn trĩu nặng trong lòng ông, sự đối lập trong hai câu thơ càng khắc họa rõ hơn nỗi nhớ quê hương thiết tha, sâu nặng của tác giả.

>> Xem thêm:  Xác định các đoạn văn và nội dung chính của từng đoạn trong bài văn “Cày trám đen”

Như vậy, bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” đã cho người đọc cảm nhận một cách chân thực niềm xúc động chân thành trào dâng về tình yêu quê hương của Lý Bạch. Tuy đơn giản nhưng lại tinh khiết và có ma lực cuốn hút nhất trong những bài thơ chủ đề ngắm trăng nhớ quê.

Bài viết liên quan