Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh Khuya của tác giả Hồ Chí Minh


Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của tác giả Hồ Chí Minh.

Bài làm

Thơ ca Hồ Chí Minh hấp dẫn người đọc không bởi ngôn ngữ xuất thần hay văn thơ lênh láng sắc vị mà nó hấp dẫn bởi vẻ đẹp gần gũi, chân thực vô cùng. Trong số các tác phẩm của Hồ Chí Minh, bài thơ “Cảnh khuya” là bài em thích nhất:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”

Bài thơ “Cảnh khuya” đã mang đến một bức tranh thiên nhiên nơi núi rừng Việt Bắc và chân dung tác giả trong một đêm trăng.

Trong đó, hai câu thơ đầu là bức tranh thiên nhiên:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.”

Bức tranh thiên nhiên với hai nét vẽ chính là âm thanh và hình ảnh. Câu thơ đầu tiên là âm thanh tiếng suối xa vọng lại. Câu thơ thứ hai có trăng, cổ thụ và hoa. Một nơi hoàn toàn hoang dã, thiếu vắng sự sống và tịch mịch tới mức nghe được cả âm thanh xa xôi vọng về. Điều này vốn thường sẽ mang lại cảm giác cô đơn, tuy nhiên nghệ thuật so sánh tiếng suối như tiếng hát mà tiếng hát thì chỉ có thể là con người, vậy nên trái lại không gian lại trở nên quen thuộc và gần gũi với chúng ta. Rừng núi hoang sơ đấy nhưng kì thực lại quá quen với tác giả rồi.

>> Xem thêm:  Giới thiệu tác phẩm Mùa xuân của tôi của Vũ Bằng

phat bieu cam nghi ve bai tho canh khuya cua tac gia ho chi minh - Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh Khuya của tác giả Hồ Chí Minh

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh Khuya

Điều thứ hai ở bức tranh này đó là âm thanh tiếng suối được chuyển đổi cảm giác từ thính giác sang thị giác (nhìn thấy “trong”) vừa thể hiện nét đẹp thanh khiến của bức tranh vừa tạo ra cảm giác liên tưởng thú vị.

Bức tranh cảnh khuya thật kì vĩ với hình ảnh ánh trăng lồng tán cây, lồng vào hoa cỏ và lồng cả vào bóng tán cây trên mặt đất. Hai từ “lồng” giữa câu thơ tạo nên nhiều tầng khác nhau được kết hợp lại từ trăng, cây, hoa và bóng. Một bức tranh vì vậy tưởng như kì vĩ rộng lớn đến mức con người cô quạnh vì sự nhỏ bé lại hoàn toàn ngược lại bởi có cảm giác như không gian rất đầy, rất dày và rất đậm các thực thể khác nhau khiến lòng người chẳng còn cô đơn nữa.

Hai câu thơ sau là bức tranh lòng người:

“Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Có một vấn đề được tác giả thể hiên ở đây đó là lí do vì sao lại có một con người “chưa ngủ”. Từ “chưa ngủ” lặp lại hai lần ở cuối câu thơ trên và đầu câu thơ dưới tạo ra sự liên kết tuần hoàn. Thay vì nói “không ngủ” hay “mất ngủ”, không thể nào ngủ” thì tác giả lại nói “chưa ngủ” để thể hiện trạng thái trằn trọc, trăn trở không thể nào mà có một giấc ngủ yên bình. Vì sao? Hai lí do được đưa ra là “cảnh khuya như vẽ” tức là cảnh đêm nay đẹp quá khiến người ta không thể ngủ được, điều này có vẻ hơi vô lí vì chẳng ai lại đi trăn trở day dứt vì thấy cảnh đẹp cả. Thứ hai, lí do là “lo nỗi nước nhà”, vì đất nước còn chìm trong đau thương chiến tranh và đô hộ nên không thể nào ngủ yên. Áp dụng ý tứ này lên câu thơ trên, ta có thể thấy được suy nghĩ của Bác: đất nước chìm trong đau thương đô hộ nên dù cảnh có đẹp thì con người cũng chẳng thể nào ngủ nổi. Người mong mỏi biết mấy đến ngày độc lập để người được thực sự thỏa thích gửi hồn theo thiên nhiên và cảnh đẹp. Hồ Chí Minh không chỉ ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, thể hiện lòng yêu thiên nhiên tha thiết, mong được giao hào tuyệt đối với thiên nhiên mà còn cho thấy lòng yêu nước thiết tha và mối lo nghĩ suy tư cho sự nghiệp dân tộc.

>> Xem thêm:  Trong Tụng giá hoàn kinh của Trần Quang Khải, em cảm nhận thế nào về niềm vui chiến thắng và lòng tự hào sau cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên?

Tóm lại, bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh rất thành công trong nghệ thuật miêu tả cảnh vật và thể hiện tâm trạng thông qua ngôn từ mới mẻ, hình ảnh giàu tính biểu tượng và nghệ thuật ẩn dụ sử dụng nhuần nhuyễn. Thông qua bài thơ này, tài năng, tấm lòng của Hồ Chí Minh được khẳng định. Nay sự nghiệp dân tộc đã hoàn tất, Người có thể về với trăng với gió ngàn quê hương mà suốt đời Người khao khát.

Hoài Lê

Bài viết liên quan