Phát biểu cảm nghĩ về câu nói: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn


Phát biểu cảm nghĩ về câu nói: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Bài làm

Ông cha ta từ ngàn đời đã để lại cho chúng ta những bài học kinh nghiệm quý giá, người đi trước bao giờ cũng có kinh nghiệm rút ra cho những thế hệ sau. Những bài học quý giá ấy được đức kết trong những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ… Ông cha ta khuyên chúng ta trước khi nhìn nhận bản chất của một sự vật, sự việc, một con người nào đó không nên xem xét vẻ bề ngoài mà cần phải chú ý đến bản chất của nó nữa. Câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” thể hiện sâu sắc được bài học kinh nghiệm đó.

Những câu tục ngữ mà cha ông ta để lại luôn là những bài học quý giá , là cách nhìn nhận về nhân cách, cách đánh giá của con người. Câu nói “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” tuy ngắn gọn nhưng súc tích mang lại cho chúng ta bài học về cách nhìn nhận của con người. “Gỗ” ở đây chúng ta có thể hiểu đó là thân của cây, rất chắc chắn được xẻ ra thành ván và là chất liệu để đóng các đồ dùng sinh hoạt như giường, tủ bàn ghế, giá sách… Còn “nước sơn” là một loại nước hóa học, có nhiều màu dùng để sơn lên các đồ dùng trông rất đẹp và bắt mắt. Khi sơn lên gỗ khó có thể biết được đồ dùng đó là gỗ xấu hay gỗ tốt. Một số người khi đi mua đồ dùng cứ chỉ nhìn thấy màu sắc đẹp bắt mắt là mua, không quan tâm đến chất liệu bên trong có tốt có bền hay không. Nhưng những người không ngoan họ tôn sùng chất liệu hơn là nhìn vẻ về ngoài. Chất lượng gỗ quyết ddingj giá trị của đồ vật chứ nước sơn chỉ là vật dùng để trang trí. Qua câu nói trên cha ông ta muốn gửi gắm một bài học đó là: không nên nhìn hình thức bên ngoài mà đánh giá sai về về bản chất, tính tình của một con người. Cần phải qua một quá trình tìm hiểu mới có thể đưa ra những nhận xét đúng đắn.

>> Xem thêm:  Tóm tắt dòng cảm xúc của nhân vật "tôi" trong văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh

Câu tục ngữ mà ông cha ta để lại thật là đúng đắn, nó là bài học được truyền từ đời này qua đời khác. Hình ảnh “gỗ” và “nước sơn” chỉ là hình ảnh ẩn dụ mà các cụ muốn nói ẩn ý mà thôi. “Gỗ” là bản chất là tính cách, nhân phẩm của con người; còn “nước sơn” là ngoại hình, hình thức bên ngoài của con người. Mỗi người khi sinh ra không ai là hoàn hảo cả, giữa hình thức và tính cách cũng vậy. Các bà, các mẹ thường dặn con trai mình chọn những người con gái không cần xinh xắn xắn chỉ cần ngoan ngoãn, hiền lành là được. “Cái nết đánh chết cái đẹp” một người xinh xắn, học rộng tài cao bao nhiêu nhưng ăn nói thô lỗ, cục cằn thì là một người không tốt. Có những người họ chỉ là những người quét rác, những người bán hàng rong nhưng bản chất của họ lại rất tốt đẹp: đó là khi họ biết yêu thương những người nghèo khổ, họ ăn nói có văn hóa lịch sự…Những người từ quê mới ra thành phố, họ cục mịch, thẳng thắn nhưng họ là người chân chất, thật thà. Vì vậy chúng ta đừng “nhìn mặt mà bắt hình rong”, không nên vội vàng phán xét một ai đó qua vẻ bề ngoài, qua cái nhìn lần đầu không tốt. Vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách mới chính là điều mà chúng ta cần ở mỗi người, đó là thứ quý giá nhất mà chúng ta cần phải trân trọng.

>> Xem thêm:  Hãy kể về việc làm mà nhờ đó, mình đem lại niềm vui cho người khác

Trong cuộc sống ai cũng biết rằng nếu phải lựa chọn giữa hình thức và nội dung, giữa vẻ bề ngoài và tính cách thì chắc chắn chúng ta sẽ lựa chọn nội dung, lựa chọn tính cách. Bởi vì nội dung và tính cách là những cái bên trong chứa đựng những điều tốt đẹp nhất. Không ai có thể hoàn hảo tất cả nhưng chúng ta cần hướng tới những gì hoàn hảo nhất. Chúng ta cũng không thể phủ nhận nội dung, bản chất là quan trọng nhất, hình thức và vẻ bề ngoài cũng quan trọng không kém. Một cái tủ có làm từ gỗ lim, mã tấu chắc chắn lại còn được sơn màu sắc bóng bẩy, bắt mắt sẽ được ưu chuộng hơn chiếc tủ làm bằng gỗ tốt nhưng sơn không đẹp. Hay người vừa xinh đẹp có học vấn, nói năng có văn hóa, tình tình hiền lành tốt bụng sẽ được mọi người quý mến nhiều hơn. Một vẻ đẹp cao cả là vẻ đẹp cả về nội dung và hình thức, cả về ngoại hình và tính cách. Chúng ta cần hài hòa chúng, không chỉ quan tâm trau dồi tâm hồn mà còn cần bổ sung thêm vẻ đẹp hình thức. Cũng không nên chạy theo cái vẻ hào nhoáng bề ngoài mè quên đi phẩm chất tốt đẹp bên trong con người.

Câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” thật là đúng đắn và để lại giá trị sâu sắc cho chúng ta. Nó không chỉ dạy cho ta bài học về cách nhìn nhận một con người đó là không nên chỉ nhìn nhận vẻ bề ngoài mà cần phải kết hợp cả phẩm chất bên trong của con người mới có thể đánh giá một cách đúng đắn nhất. Ông cha cũng khuyên chúng ta là một người học sinh cần học học tập và tu dưỡng đạo đức để có thể dung hòa cả về phẩm chất tính cách lẫn hình thức ngoại hình.

Bài viết liên quan