Soạn bài ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt lớp 8 HK 1


Soạn bài ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt lớp 8 HK 1

Hướng dẫn

A.YÊU CẦU

-Nắm vững những nội dung về từ vựng và ngữ pháp tiếng Việt đã học ở học kì I: cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng; từ tượng hình, từ tượng thanh; từ địa phương, biệt ngừ xã hội; các biện pháp tu từ từ vựng; trợ từ, thán từ; tình thái từ; câu ghép.

-Thực hiện một số bài tập trong SGK.

B.GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP PHẨN BÀI HỌC

I. Từ vựng Thực hành

Dựa vào kiến thức về văn học dân gian và cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, hãy điền từ ngữ thích hợp vào ô trống theo sơ đồ sau:

(SGK, tr. 157)

Gợi ý

a)Điền từ ngữ vào ô trống theo sơ đồ:

Giải thích những từ ngữ có nghĩa hẹp trong sơ đồ trên:

-Truyền thuyết: Truyện dân gian về các nhân vật và sự kiện lịch sử xa xưa, có nhiều yếu tô thần kì.

-Truyện cổ tích: Truyện dân gian kể về cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật quen thuộc (như: người mồ côi, người mang lốt xấu xí, người em, người dũng sĩ…), có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.

-Truyện ngụ ngôn: Truyện dân gian mượn chuyện về loài vật, dồ vật hoặc về chính con người đổ nói bóng nói gió chuyện con người.

-Truyện cười: Truyện dân gian dùng hình thức gây cười để mua vui hoặc phê phán, đả kích.

>> Xem thêm:  Câu nói của M. Go-rơ-ki "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống" gợi cho em những suy nghĩ gì?

Từ ngữ chung trong phần giải thích nghĩa của những từ ngữ trên là truyện dân gian. Đây là từ ngữ có nghĩa rộng hơn (cấp độ khái quát cao hơn).

b)Trong ca dao Việt Nam có nhiều câu sử dụng biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm nói tránh. Ví dụ nói quá:

+Lỗ mũi mười tám gánh lông

Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho

+Con tằm nó ăn lá dâu

Có khi ăn mất cả trâu lẫn bò

c)Viết hai câu, trong đó một câu có dùng từ tượng hình, một câu có dùng từ tượng thanh.

Ví dụ:

-Biển động, đêm nằm nghe tiếng sóng vọng lại ầm ì.

-Mấy con trâu bụng no tròn, đủng đỉnh theo chân những đứa trẻ về làng.

II. Ngữ pháp

Thực hành

(SGK, tr. 158)

Gợi ý

a)Viết hai câu, trong đó một câu có dùng trợ từ và tình thái từ, một câu có dùng trợ từ và thán từ. Ví dụ:

-Chị giành một lúc những hai giải thưởng kia à?

-Trời ơi, chính mình cũng bất ngờ vé chuyện này.

b)Câu Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị là câu ghép. Câu này có thê tách thành ba câu đơn. Tuy nhiên, khi tách thành ba câu đơn thì mối liên hệ, sự liền mạch của các sự việc sẽ bị phá vỡ. Do đó, ý cần diễn đạt của câu sẽ thay đổi.

c)Đoạn trích gồm ba câu. Câu thứ nhất và câu thứ ba là câu ghép. Câu thứ nhất, các vế câu được nối với nhau bằng quan hệ từ cũng như. Câu thứ ba, các vế câu được nối với nhau bằng quan hệ từ bởi vì.

Bài viết liên quan