Soạn văn Cổng trường mở ra của cô Vân Anh đầy đủ chi tiết nhất


Để phục vụ cho quá trình học và tìm hiểu văn bản Cổng trường mở ra được hiệu quả nhất, hôm nay Vanmauhoctro.com sẽ giới thiệu đến các bạn bài soạn văn Cổng trường mở ra của cô giáo Vân Anh chuyên văn. Các bạn hãy cùng tham khảo để có thêm những kiến thức bổ ích nhất cho mình nhé!

I. Tìm hiểu về văn bản Cổng trường mở ra

Câu 1. Sau khi đọc, hãy tóm tắt nội dung của văn bản Cổng trường mở ra bằng một vài câu ngắn gọn. (Trả lời câu hỏi: Tác giả viết về cái gì, việc gì?)

Trả lời:

Ngày mai là ngày đầu tiên đứa con đến trường. Người mẹ thức suốt đêm, suy nghĩ triền miên, lo lắng, còn đứa con, vì còn nhỏ nên rất vô tư, chỉ háo hức một chút, sau đó đã ngủ ngon lành.

Câu 2. Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Điều đó biểu hiện ở những chi tiết nào trong bài?

Trả lời:

Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con hoàn toàn trái ngược nhau. Người con chỉ háo hức một chút, sau đó đã ngủ ngon lành: “cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không còn mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”. Còn người mẹ thao thức không ngủ được và suy nghĩ triền miên: mẹ không tập trung được vào việc gì cả; mẹ lên giường và trằn trọc,…

>> Xem thêm:  Phân tích văn bản “Côn Sơn ca” (Nguyễn Trãi)
soan van cong truong mo ra cua co van anh day du chi tiet nhat - Soạn văn Cổng trường mở ra của cô Vân Anh đầy đủ chi tiết nhất
Soạn văn Cổng trường mở ra của cô Vân Anh đầy đủ chi tiết nhất

Câu 3. Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường để lại ấn tượng thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ.

Trả lời:

Người mẹ lại không ngủ được vì hai lí do: vừa suy nghĩ về ngày đầu tiên đi học của con vừa xúc động nhớ lại ngày đầu tiên đi học của chính mình.

Chi tiết chứng tỏ ngày khai trường để lại ấn tượng thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ: nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: “Hàng năm, cứ vào cuối thu … Mẹ tôi âu yếm nắm lẩy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”.

Câu 4. Có phải người mẹ đang trực tiếp nói với con không? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?

Trả lời:

Xét về hình thức bên ngoài, về cách xưng hô thì dường như người mẹ đang trực tiếp nói với đứa con nhưng thực tế, mẹ đang tự độc thoại nội tâm, nói với mình. Đối thoại chuyển thành độc thoại, nói với con mà lại là tâm sự với chính lòng mình, cho thấy người mẹ thương con như yêu máu thịt và xem con cái là một phần cuộc sống quan trọng trong cuộc sống của mình.

>> Xem thêm:  Phân tích bài thơ Bài Ca Ngất Ngưởng của Nguyễn Công Trứ

Cách nói ấy vừa thể hiện được tình cảm yêu thương sâu sắc của người mẹ đối với đứa con, vừa làm nổi bật tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư tình cảm của người mẹ.

Câu 5. Câu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?

Trả lời:

Câu văn nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ: “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này”.

Câu 6. Người mẹ nói: “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã bảy năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?

Trả lời:

Người mẹ nói: “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Theo em, đó là thế giới kì diệu của vô vàn những điều mới mẻ, những bài học lí thú, những kiến thức sâu sắc. Đó còn là thế giới tràn ngập tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè, làm nên một ngôi nhà thứ hai ngập tràn niềm hạnh phúc.

II. Luyện tập

Bài viết liên quan