Soạn văn Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ


Soạn văn Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ sẽ cung cấp hệ thống lời giải chi tiết nhằm hỗ trợ người học trong quá trình tìm hiểu và phân tích bài thơ. Hãy cùng tham khảo nhé!

I. Hướng dẫn học bài

1. Bài thơ là lời hát ru những em bé dân tộc Tà-ôi “lớn trên lưng mẹ” ở vùng chiến khu Trị-Thiên khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra quyết liệt. Lời hát ru có ba khúc, mỗi khúc có hai khổ và đều mở đầu bằng hai câu: “Em cu Tai… đừng rời lưng mẹ” và kết thúc bằng lời ru trực tiếp của người mẹ: “Ngủ ngoan a-kay ơi…” (bốn câu). Từng lời ru trực tiếp của người mẹ được ngắt nhịp đều đặn ở giữa dòng thơ. Theo em, cách lặp đi lặp lại, cách ngắt nhịp như thế có tác dụng tạo nhịp điệu như thế nào cho lời ru, có liên quan gì đến nội dung tình cảm của bài thơ?

Bài thơ có 3 khúc hát ru, mỗi khúc gồm hai khổ thơ đều mở đầu bằng lời ru của tác giả, kết thúc bằng lời ru của mẹ. Cách lặp đi lặp lại, cách gắt nhịp đều đặn ở giữa dòng thơ tạo nên âm điệu dìu dặt, vấn vương của lời ru, gợi vẻ nhịp nhàng của cánh nôi đưa. Ở mỗi khúc hát có sự lặp lại nhưng cũng có những sự phát triển. Giọng điệu ấy góp phần thể hiện tình cảm thiết tha, trìu mến của người mẹ dành cho con, mong con lớn khôn, khỏe mạnh, thành công dân tự do của nước nhà thống nhất, độc lập.

>> Xem thêm:  Soạn bài ôn tập tập làm văn lớp 7
soan van khuc hat ru nhung em be lon tren lung me - Soạn văn Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Soạn văn Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

2. Phân tích hình ảnh người mẹ Tà –ôi trong bài thơ. (Gợi ý: Qua từng đoạn thơ, người mẹ được miêu tả trong những công việc gì, hoàn cảnh nào? Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự vất vả, gian khổ của người mẹ ở chiến khu.)

Hình ảnh người mẹ Tà – ôi hiện lên trong bài thơ:

-Đó là người mẹ tần tảo, lam lũ với những công việc hàng ngày: giã gạo, địu con, tỉa bắp rất vất vả, mệt nhọc, lo toan.

-Người mẹ kháng chiến: mẹ không chỉ thương con mà mẹ còn thương bộ đội, thương làng đói, mong cho đất nước được tự do.

3. Em hiểu như thế nào về hai câu thơ: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi – Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”? Phân tích tình cảm của người mẹ đối với con ở câu thơ thứ hai

Hình ảnh mặt trời trong hai câu thơ vừa mang ý nghĩa thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng:

-Mặt trời của bắp: đó là mặt trời của thiên nhiên vĩnh hằng, mang lại sự sống cho muôn loài.

-Mặt trời của mẹ chín là em cu Tai, em chính là hạnh phúc của mẹ.

-Em cu Tai là nguồn sống, mang đến hạnh phúc cho mẹ, em là một mặt trời nhỏ bé luôn gần gũi, thân thương ngay trên lưng mẹ. Người mẹ thương con vô cùng!

>> Xem thêm:  MS112 - Thư gửi người ba năm đó: Ba ơi, đừng uống rượu!

4. Qua các khúc ru, em cảm nhận tình cảm của người mẹ đối với con như thế nào? Nhận xét về mối liên hệ giữa lời ru trực tiếp của người mẹ với hoàn cảnh, công việc mà mẹ đang làm ở từng đoạn thơ, về sự phát triển cả tình cảm và ước vọng của người mẹ qua ba khúc ru

-Tình cảm của mẹ đối với con đó là một tình cảm lớn lao và tha thiết. Mẹ yêu con, mong con khôn lớn và trưởng thành, mong con được sống trong hòa bình, độc lập.

-Lời ru với công việc của mẹ theo sự trưởng thành khôn lớn của con:

+ Mẹ giã gạo, mẹ mong con khôn lớn để “vung chày lún sân”.

+ Mẹ tỉa bắp: mong con lớn khôn để có sức khỏe “phát mười Ka-lưi”

+ Mẹ thâm gia kháng chiến: mong con được gặp Bác Hồ, mơ đất nước thống nhất.

-Tình cảm và khát vọng của mẹ mỗi lúc một lớn hơn, tình cảm đó đi từ riêng đến chung, từ tình cảm gia đình, đến xóm làng, đến quê hương đất nước.

5. Em thấy tình yêu thương con của người mẹ gắn với những tình cảm gì? Em hiểu thế nào về những ước mong, ý chí của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ được thể hiện trong các khúc ru?

-Tình yêu thương con của mẹ gắn liền với tình thương bộ đội, thương dân làng, thương đất nước. Những tình cảm ấy đã hòa làm một. Những ước mong của mẹ là ước mong cho con, cho làng, cho đất nước. Mẹ mong con khôn lớn để giã gạo nuôi bộ đội, để phát rẫy nuôi dân làng, cầm súng để ra trận bảo vệ Tổ quốc. mẹ là người mẹ của chiến sĩ, mẹ cũng chính là chiến sĩ và là bà mẹ Việt Nam anh hùng.

>> Xem thêm:  Em hãy giới thiệu về nhà văn Kim Lân và truyện ngắn Làng

II. Luyện tập

Nhận xét về ý nghĩa của yếu tố miêu tả trong bài thơ đối với việc thể hiện cuộc sống của người dân ở chiến khu Trị – Thiên thời chống Mĩ

Yếu tố miêu tả góp phần thể hiện bức tranh đời sống của người dân nơi chiến khu Trị – Thiên thêm sinh động và chân thực: họ hăng say lao động, sản xuất để phục vụ kháng chiến, họ cũng cầm súng chiến đấu bảo vệ quê hương.

Bài viết liên quan