Soạn văn Thánh Gióng chương trình Ngữ văn lớp 6


Văn bản Thánh Gióng nói về truyền thống đấu tranh quật cường, anh dũng của dân tộc Việt Nam. Hình tượng Thánh Gióng đã được dân gian lí tưởng hóa, thể hiện được sức mạnh của dân tộc Việt Nam trong công cuộc chống giặc ngoại xâm. Soạn văn Thánh Gióng sẽ giúp bạn tìm hiểu những vấn đề cốt lõi nhất của văn bản.

I. Tìm hiểu về truyền thuyết Thánh Gióng

Câu 1: Trong truyện Thánh Gióng có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Nhân vật chính này được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo và giàu ý nghĩa. Em hãy tìm và liệt kê ra những chi tiết đó

Trả lời

– Trong truyện gồm nhân vật: cha mẹ Gióng, Cậu bé Gióng, dân làng.

– Trong đó nhân vật Gióng là nhân vật chính

– Nhân vật này được xây dựng trên các chi tiết tưởng tượng kì ảo:

  + sự ra đời kì lạ của Gióng:  mẹ đi làm đồng, ướm vào vết chân to và có mang

  + Khi Gióng sinh ra lên ba vẫn chưa biết nói, biết cười, đặt đâu nằm đấy

   + Khi sứ giả đến thì cất tiếng nói đầu tiên, và từ đó mà lớn nhanh như thổi

  + Vươn vai trở thành tráng sĩ.

  + Bay lên trời

Câu 2: Theo em, các chi tiết sau đây có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời

a. Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên bà là tiếng nói đòi đánh giặc

>> Xem thêm:  Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ với con vật nuôi mà em yêu thích

– Ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước ngay từ khi còn nhỏ

– Ý thức đánh giặc, cứu nước tạo cho người anh hùng những khả năng và hạnh động phi thường

b. Gióng đòi ngựa sắt, giáp sắt để đánh giặc

– Đó là những thành tựu về kĩ thuật của ta, phát triển vật dụng bằng sắt

c. Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé

– Gióng lớn lên bằng những thức ăn, đồ mặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân

d. Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ

– Thời cổ, nhân dân quan niệm, người anh hùng phải khổng lồ về thể xác, sức mạnh, chiến công.

– cái vươn vai của Gióng thể hiện sức mạnh phi thương ấy.

đ) Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc

– Gióng đánh giặc không chỉ bằng vũ khí mà bằng cả cây cỏ của đất nước bằng những gì gần gũi với làng quê Việt.

e) Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời

– Gióng ra đời đã phi thường mà khi ra đi cũng phi thường. Gióng đã trở về cõi trời để trở nên bất tử.

Câu 3: Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng

Trả lời

Ý nghĩa: Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc giữ nước. Người anh hùng mang sức mạnh của cả cộng đồng trong buổi đầu dựng nước, đó là sức mạnh của toàn thể cộng đồng, bà con, là sức mạnh của thiên nhiên, văn hóa, kĩ thuật.

>> Xem thêm:  Phần 3 Đề 3: Tả cảnh bão lũ được xem qua truyền hình

Câu 4: Truyền thuyết thường liên quan đến sự thật lịch sử. Theo em, truyện Thánh Gióng có liên quan đến sự thật lịch sử nào?

Trả lời

– Truyền thuyết gắn với thời đại Hùng Vương, chiến tranh tự vệ trở nên ác liệt, cần huy động sức mạnh của cả cộng đồng

– Sự phát triển của đồ vật làm bằng sắt.

Bài viết liên quan