Suy nghĩ của anh chị về mối quan hệ giữa tài và đức


Suy nghĩ của anh chị về mối quan hệ giữa tài và đức

Tài và đức là những phẩm chất, năng lực quan trọng làm nên giá trị của con người. Từ hiểu biết của mình về tài và đức, anh chị hãy trình bày suy nghĩ của anh chị về mối quan hệ giữa tài và đức.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề: Là một người công dân trong xã hội hiện đại, bên cạnh khẳng định tài năng, mỗi người cần có ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức.

2. Thân bài

– Cắt nghĩa:

+ “Tài” ở đây là tài năng, trình độ, khả năng thích nghi và ứng biến đối với cuộc sống đời thường.

+ “Đức” là đạo đức, giá trị, phẩm chất nhân cách của con người.

–> chỉ khi có cả tài và đức con người mới có thể thực sự hoàn thiện, khẳng định được giá trị của bản thân đối với xã hội.

– “Tài” được thể hiện qua khả năng nhận thức, đánh giá và xử lí những vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực của đời sống.

– Đức là đạo đức, phẩm chất của một con người. Người có đạo đức sẽ luộn biết sống đúng chuẩn mực đạo lí, sống bằng tình thương và sự đồng cảm sẻ chia.

– Khi kết hợp được tài và đức, con người có thể làm nên những công việc to lớn được người người kính trọng, biết ơn.

– Tài và đức có quan hệ khăng khít không thể tách rời, nếu thiếu một trong hai con người sẽ trở nên thiếu toàn diện và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.

>> Xem thêm:  Soạn bài lập dàn ý bài văn tự sự

– Để có sự phát triển toàn diện nhất, bên cạnh việc học tập, phát triển tài năng còn cần rèn luyện, tu dưỡng đạo đức.

3. Kết bài

Chỉ khi giải quyết được mối quan hệ giữa tài và đức chúng ta mới thực sự có cuộc sống ý nghĩa. Vì vậy hãy cố gắng rèn luyện từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường các bạn nhé!

II. Bài tham khảo

Tài và đức là những nhân tố, phẩm chất quan trọng làm nên giá trị của một con người. Nhấn mạnh đến vai trò song hành của tài và đức, bác Hồ vĩ đại của chúng ta từng nói “ Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Là một người công dân trong xã hội hiện đại, bên cạnh khẳng định tài năng, mỗi người cần có ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức.

“Tài” ở đây là tài năng, trình độ, khả năng thích nghi và ứng biến đối với cuộc sống đời thường. “Đức” là đạo đức, giá trị, phẩm chất nhân cách của con người. Tài và đức là biểu hiện của vẻ đẹp tài năng và nhân cách trong cùng một con người, chỉ khi có cả tài và đức con người mới có thể thực sự hoàn thiện, khẳng định được giá trị của bản thân đối với xã hội.

“Tài” được thể hiện qua khả năng nhận thức, đánh giá và xử lí những vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực của đời sống. Người có tài sẽ có khả năng làm tốt nhiều việc, tuy nhiên tài năng ấy chỉ thực sự ý nghĩa và được xã hội công nhận nếu nó phục vụ cho những mục đích chính đáng. Khi tài phục vụ cho mục đích xấu lại trở thành hiểm họa cho xã hội, bởi khi ấy tài không đi liền với đức. Không ai có thể phủ nhận tài năng hơn người của trùm phát xít Hít-le nhưng những hành động mang tính hủy diệt của hắn lại khiến cả nhân loại ghê sợ.

>> Xem thêm:  Phân tích truyện Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày

Đức là đạo đức, phẩm chất của một con người. Người có đạo đức sẽ luộn biết sống đúng chuẩn mực đạo lí, sống bằng tình thương và sự đồng cảm sẻ chia. Người có đức sẽ luôn lấy đại cục làm trọng, không vì lợi ích của bản thân mà làm ra những việc trái đạo lí, gây hại cho người khác, cho xã hội.

Khi kết hợp được tài và đức, con người có thể làm nên những công việc to lớn được người người kính trọng, biết ơn. Đó là những nhà khoa học lừng danh như Newton, Anh-xtanh…đó là những vĩ nhân của thế giới, những con người có tài, có đức khi dùng tài năng của mình phục vụ cho văn minh của nhân loại.

Tài và đức có quan hệ khăng khít không thể tách rời, nếu thiếu một trong hai con người sẽ trở nên thiếu toàn diện và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Nếu có tài mà không có đức sẽ dẫn đến lệch lạc trong suy nghĩa, hành động, khi ấy con người sẽ đặt lợi ích, tham vọng của mình lên trên hết mà không quan tâm đến lợi ích và an nguy của người khác.

Tuy nhiên, nếu có đức mà không có tài con người sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, khi ấy con người muốn phát triển bản thân hay đóng góp cho xã hội đều hết sức khó khăn. Để có sự phát triển toàn diện nhất, bên cạnh việc học tập, phát triển tài năng còn cần rèn luyện, tu dưỡng đạo đức.

>> Xem thêm:  Soạn bài thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ

Chỉ khi giải quyết được mối quan hệ giữa tài và đức chúng ta mới thực sự có cuộc sống ý nghĩa. Vì vậy hãy cố gắng rèn luyện từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường các bạn nhé!

Bài viết liên quan