Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích  Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố


Đề bài: Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích  Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố

Bài làm

Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố – Trong phong trào văn học hiện thực năm 1930 -1945 là một thời kỳ điển hình đã cho nền văn học của nước ta nhiều tác phẩm hay với nhiều nhà văn tên tuổi như Nam Cao, Ngô Tất Tố. Tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố đã tố cáo bộ mặt thật của một xã hội cường quyền với những áp bức bóc lột người nông dân lao động tới tận cùng.

Nhân vật chị Dậu trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" đã mang tới cho người đọc nhiều cảm xúc. Nhân vật chị Dậu là một nhân vật người nông dân điển hình chịu nhiều áp bức bóc lột trong cuộc sống. Chính sự cùng cực đó người phụ nữ hiền lành chất phác như chị Dậu đã vùng lên đấu tranh đòi quyền sống cho mình, dù sự phản kháng này chỉ là bộc phát, chưa có một đường lối mục đích cụ thể nhưng nó chính là một sự manh nha cả sự phản kháng nhằm tìm quyền sống cho mình.

phan tich nhan vat chi dau - Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích  Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố

Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích  Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố​

Mở đầu đoạn trích là mùa sưu thuế. Anh Dậu bị bắt ra ngoài đình bị đánh đập vì thiếu tiền nộp thuế. Chị Dậu chạy vạy khắp nơi bán chó, bán cả đứa con đầu lòng của mình đi làm giúp việc cho người ta mới đủ tiền nộp một xuất sưu cho chồng trở về. Anh Dậu vừa về tới nhà chỉ còn da bọc xương, tay run run bưng bát cháo loãng mà chị Dậu vừa nấu cho chồng đang toan ăn thì bọn binh linh lại chạy xồng xộc vào nhà đòi mang anh đi, bởi gia đình chị Dậu thiếu một xuất sưu thuế của người em trai anh Dậu đã mất từ tháng giêng năm ngoái.

>> Xem thêm:  Cảm nhận về bài thơ Sang thu của tác giả Hữu Thỉnh 

Trong hoàn cảnh đó, chị Dậu không nỡ nhìn chồng đau ốm nên đã van xin bọn linh tha cho chồng mình. Những lời van xin khẩn thiết. Chị Dậu đứng dưới cương vị của một người cầu xin, một người thấp cổ bé họng mà xin "Cháu xin các bác tha cho nhà cháu" . Những lời van xin xuất phát từ tấm lòng thương chồng của một người phụ nữ nghèo khổ, hiền lành chất phác. Nhưng toán linh như không nghe thấy chúng nhăm nhe bắt anh Dậu mang đi. Chị Dậu thương chồng, xót anh vừa mới ốm dậy, nên chị đã nói cứng cỏi hơn "Chồng tôi đau ốm, các ông không có quyền". Thái độ của chị Dậu đã có sự thay đổi. Chị không còn nhẫn nhịn nữa mà thể hiện một thái độ ngang hàng với những kẻ bóc lột kia. Chị Dậu mong trước thái độ cứng cỏi của mình thì bọn lính sẽ buông tha cho chồng chị, bởi anh đang đau ốm, nếu bị mang đi ra đình chịu hành hạ về thể xác thêm nữa thì anh Dậu chết mất. Những tên lính trước thái độ của chị Dậu càng cười cợt và thể hiện một sức thách thức nhiều hơn. Chúng là những kẻ máu lạnh không có tính người nên chúng cương quyết xông lên trói anh Dậu mang đi.

Chị Dậu không thể nhẫn nhịn thêm đã xông tới và tóm cổ một tên lính ném ra ngoài cửa kèm theo lời nói "Chúng mày động tới chồng bà bà thách". Trong lời nói của chị Dậu thể hiện sự thay đổi trong cách xưng hô giữa chị và bọn lính. Thái độ của chị Dậu thể hiện sự cương quyết sự phản kháng của một người nông dân khi chịu sự chà đạp, con giun bị dày xéo mãi cũng phải quằn.  Khi người nông dân bị chà đạp tới tận cùng thì họ cũng phải phản kháng dành quyền sống cho mình. Đây là việc làm cần thiết của người nông dân bởi nếu cứ chấp nhận bị chà đạp mãi thì sẽ không bao giờ có quyền sống.

>> Xem thêm:  [Văn mẫu học trò] Thuyết minh về tác hại của thuốc lá đối với đời sống của con người

Nhà văn Ngô Tất Tố đã rất tài tình khi thể hiện sự chuyển biến tâm lý trong con người chị Dậu từ một người nhẫn nhịn cam chịu, thể hiện một số phận người nông dân thấp cổ bé họng, nhưng khi bị chà đạp tới tận cùng chị Dậu cũng đã vùng lên bảo vệ quyền sống của mình, bảo vệ chồng của mình.
Sự chuyển biến tâm lý của chị Dậu là sự phản kháng cần thiết thể hiện sự đấu tranh của người nông dân khi bị bóc lột tới tận cùng xương tủy của mình.

Nhan đề của đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" đã thể hiện toàn bộ nội dung của đoạn trích bởi nó nói lên toàn bộ đoạn trích bởi khi con giun xéo mãi cũng phải quằn. Khi tức nước thì chắc chắn sẽ phải vỡ bờ, sự giày xéo mãi thì phải vùng lên để đấu tranh.
 

Bài viết liên quan