Suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ


Đề bài: Suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.

Bài làm

Nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ với số phận, nhân cách điển hình cho người phụ nữ phong kiến xưa đã góp phần làm phong phú thêm mảng đề tài thân phận người phụ nữ cũng như gầy dựng nên tên tuổi của Nguyễn Dữ.

Tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là tác phẩm thứ 16 trong cả thiên truyện nổi tiếng mang tên “Truyền kì mạn lục” và được lấy cảm hứng từ một câu chuyện có thật lưu truyền trong dân gian là “Vợ chàng Trương”. Truyện ngắn “Chuyện người con gái Nam Xương” có nhiều đặc sắc nghệ thuật, nhất là trong xây dựng hình tượng nhân vật Vũ Nương. Nhân vật Vũ Nương đã trở thành linh hồn của tác phẩm khi vừa có nét độc đáo riêng vừa có tính biểu tượng cao.

Nhân vật Vũ Nương được giới thiệu có tên thật là Nguyễn Thị Thiết, quê ở vùng Nam Xương, gia cảnh nghèo sau đó lấy chồng tên Trương Sinh.

Trước hết, có thể thấy Vũ Nương là người con gái tài sắc vẹn toàn. Bởi lẽ, Vũ Nương được đánh giá là “tư dung tốt đẹp”, “đã đẹp người lại đẹp nết”. Khi chồng đi lính, một mình Vũ Nương ở nhà chăm con và làm tang cho mẹ chồng, lo liệu công việc đâu vào đấy.

>> Xem thêm:  Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhan đề bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải

suy nghi cua em ve nhan vat vu nuong trong chuyen nguoi con gai nam xuong cua nguyen du - Suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

Suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương

Thứ hai, Vũ Nương là người mang thân phận gần như “con dâu gạt nợ” khi mà bố mẹ Vũ Nương đồng ý gả nàng cho Trương Sinh đổi lại có được một trăm lạng vàng. Cuộc hôn nhân không môn đăng hậu đối khiến Vũ Nương giống như một món hàng đem trao đổi. 

Thứ tư, Vũ Nương là một người biết sống và làm tròn bổn phận. Vũ Nương sau khi về nhà chồng đã làm trọn vẹn đạo phu thê, đạo con dâu và làm mẹ. Vũ Nương luôn giữ cho hành động minh bạch. Vũ Nương chăm mẹ chồng như chăm mẹ đẻ, lo ma chạy tế lễ tử tế trong khi chồng không có nhà. Vũ Nương hết lòng chăm sóc con cái. Thậm chí, vì quá thương con mà Vũ Nương đã nói dối cái bóng của mình là “cha Đản” để con khỏi phải tủi hờn vì vắng cha.

Thứ năm, Vũ Nương là người biết tự trọng. Khi bị Trương Sinh hiểu lầm là không giữ trọn đạo làm vợ, rồi mắng và đuổi nàng ra khỏi nhà, Vũ Nương do không thể giãi bày nên đã chọn gieo mình xuống sông tự tử. Nàng tắm gội chạy sạch rồi tự vẫn chứng tỏ đạo lí ông cha ta hay nhắc “chết vinh còn hơn sống nhục”, Vũ Nương đã lấy cái chết để khẳng định sự trong sạch của bản thân. Thậm chí khi được Linh Phi giúp đỡ, Vũ Nương đã tìm cách để tự minh oan cho mình, khi được Trường Sinh lập đoàn giải oan, oan hồn Vũ Nương mới có thể siêu thoát. Nó cũng chứng tỏ Vũ Nương luôn khao khát sự trong sạch.

>> Xem thêm:  Cảm nhận hai khổ thơ đầu trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải

Cuối cùng, Vũ Nương là người phụ nữ chịu bi kịch của chế độ xã hội. Trường Sinh – một người đàn ông gia trưởng chính là được bảo hộ của chính quyền ấy nên mới có khả năng khiến cho một người phụ nữ như Vũ Nương phải chịu hàm oan khó bày tỏ. Chính những lễ giáo phong kiến khắt khe và cổ hủ đã biến một lời nói dối vô tình thành một đòn giánh mạnh lên người phụ nữ, đẩy họ vào đường cùng và buộc họ tự kết liễu cuộc sống bế tắc.

Như vậy, nhân vật Vũ Nương chính là đại diện cho số phận và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ phong kiến xưa. Nguyễn Dữ vừa muốn ngợi ca vẻ đẹo của họ vừa muốn lên tiếng bênh vực thân phận nhỏ bé và tố cáo chế độ xã hội nói chung và những người chồng gia trưởng nói riêng. Nguyễn Dữ đã rất thành công khi xây dựng nhân vật Vũ Nương gắn liền với nghệ thuật ngôn từ và tính chất hư cấu, kì ảo của tác phẩm. “Chuyện người con gái Nam Xương” đã chứng tỏ tấm lòng nhân đạo sâu sắc cũng như phong cách nghệ thuật của Nguyễn Dữ.

Nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ đã để lại một dấu chấm lặng dài trong tâm hồn người đọc sau khi trang sách khép lại, và đến hôm nay chúng ta đối khi vẫn không ngừng nhớ lại và xót xa.

>> Xem thêm:  Nghị luận về lợi ích và tác hại của Facebook

Hoài Lê

Bài viết liên quan