Suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương tác giả Nguyễn Dữ


Đề bài: Suy nghĩ về nhân vật Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" tác giả Nguyễn Dữ.

Bài làm

Trang sách gấp lại, tôi cứ ám ảnh mãi câu than thấu trời “kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu” của Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Từ nhân vật Vũ Nương, chưa bao giờ thân phận người phụ nữ lại được thể hiện sâu sắc đến vậy.

Tác phầm “Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong số nhiều tác phẩm tùy bút đặc sắc khác trong thiên truyện “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của tác phẩm ở chỗ đã xây dựng lên hình tượng nhân vật Vũ Nương với vẻ đẹp và số phận tiêu biểu cho người phụ nữ thời kì phong kiến xưa.

Nhân vật Vũ Nương cũng như nhiều người phụ nữ khác có vẻ đẹp bên ngoài và vẻ đẹp phẩm cách, vẻ đẹp này rất đậm chất người phụ nữ Việt Nam. Đó là “đã đẹp người lại đẹp nết”. Trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du cùng có vẻ đẹp “sắc nước hương trời” nhưng Thúy Kiều lại hơn Thúy Vân ở điểm có nội tâm giàu đẹp và sâu sắc hơn bởi chân lí “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Còn đối với Vũ Nương, Nguyễn Dữ cũng ngợi ca cả vẻ đẹp thể chất và vẻ đẹp tâm hồn, hơn nữa vẻ đẹp tâm hồn còn thiên về việc Vũ Nương biết giữ gìn khuôn phép, hiểu chuyện, sống vừa lòng người. Ngoài ra, tác giả còn miêu tả rằng “tư dung tốt đẹp”, tức là tả về dáng dấp và vẻ mặt nhưng lại đi với “tốt đẹp”, điều này nhấn mạnh ở Vũ Nương vẻ đẹp bề ngoài và tâm hồn đồng nhất. Những điều trên được chứng minh qua cách cư xử và mối quan hệ của nàng với mọi người. Khi chồng đi lính, Vũ Nương vẫn rất mực hiếu thảo, chăm mẹ chồng bệnh chu đáo, khi mẹ chồng mất thì lo liệu ma chay như với cha mẹ ruột thịt khiến hàng xóm không lời nào chê trách. Với con cái, nàng yêu thường hết mực, lo lắng con vắng cha mà tủi thân, nàng đành nói dối cái bóng trên tường là cha. Thông qua vài chi tiết đó, Vũ Nương hiện lên là người phụ nữ chịu thường chịu khó, giàu đức hi sinh và có tâm hồn thiện lương, trong sáng.

>> Xem thêm:  Lập dàn ý cho truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của tác giả Lê Minh Khuê.

suy nghi cua em ve nhan vat vu nuong trong chuyen nguoi con gai nam xuong tac gia nguyen d - Suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương tác giả Nguyễn Dữ

Suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương

Vũ Nương cũng là hiện thân của số phận bi kịch của người phụ nữ chế độ phong kiến. Trước hết, nàng chịu bi kịch của chiến tranh, chiến tranh khiến nàng phải xa chồng, một mình chăm mẹ già nuôi con nhỏ và chính chiến tranh đã gián tiếp gây nên sự hiểu lầm giữa nàng và người chông tên Trương Sinh. Thứ hai, nàng chịu bi kịch của chế độ xã hội. Chế độ phong kiến trọng nam khinh nữ đã bảo hộ cho người đàn ông thói gia trưởng, vũ phu. Trương Sinh không may hiểu lầm từ lời nói ngây thơ của đứa con trai đã không nghe lời giải trình mà đánh mắng rồi đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà. Lễ giáo phong kiến hà khắc coi người phụ nữ bị đuổi ra khỏi nhà chồng là kẻ đáng chết, kẻ bẩn thỉu, không còn trinh bạch… áp lực lên người phụ nữ và cuối cùng dẫn đến bi kịch Vũ Nương nhảy sông tự tử. Cái chết của Vũ Nương cũng là cái kết của những người phụ nữ không may mang án “bạc mệnh”.

Sự kiện Trương Sinh lập đàn giải oan cho Vũ Nương ở cuối truyện đã phần nào giảm bớt nỗi oan ức, tức tưởi của Vũ Nương cũng như của nhiều người phụ nữ khác. Tuy nhiên, cái chết vẫn là hiện thực và Nguyễn Dữ cũng không thể cứu sống được nhân vật của mình. Nhà văn lấy cái chết của Vũ Nương làm dấu chấm cảm cho số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến và từ đó vach mặt bộ mặt của chế độ xã hội đã áp đặt lên người phụ nữ nỗi khổ đau mà đáng ra họ không phải chịu đựng. Nhân vật Vũ Nương là nỗi đau mà Nguyễn Dữ chất chứa trong lòng khi phải sống ở một thời đại bất công, oan trái.

>> Xem thêm:  Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân trong đoạn thơ Cảnh ngày xuân trích Truyện Kiều

“Chuyện người con gái Nam Xương” là câu chuyện chung của nhiều người phụ nữ và nhân vật Vũ Nương là người phụ nữ điển hình mà Nguyễn Dữ tạo ra để mong muốn bênh vực cũng như ca ngợi họ. Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Dữ thật đáng quý!

Hoài Lê

Bài viết liên quan