Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong cuộc sống


Đề bài: Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong cuộc sống.

Bài làm

“Lòng mẹ bao la như biển thái bình dạt dào. Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào…”, thông điệp từ bài hát “Lòng mẹ” của cố nhạc sĩ Y Vân nằm trong ba chữ “tình mẫu tử”. Vấn đề tình mẫu tử là vấn đề không nằm ngoài một ai trong chúng ta.

Tình mẫu tử là một dạng tình cảm đặc biệt giữa mâu – mẹ và tử – con cái. Một số người nhầm lẫn rằng tình mẫu tử là tình mẹ với con nhưng thực chất nó là quan hệ tình cảm xuất phát từ hai phía. Tình mẫu tử được biểu hiện khá đa dạng trong đời sống xã hội thường ngày. Người mẹ sinh ra con cái, yêu thương, nuôi nấng, chăm sóc và dạy dỗ con cái trưởng thành. Trái lại con cái thực hiện trogn bổn phận làm con là hiếu kính với cha mẹ và chăm sóc cha mẹ khi họ về già. Có những việc làm rất nhỏ như mẹ khen con ngoan, mẹ nấu cho con bữa ăn ngon, mẹ nhường cho con phần tốt, mẹ vất vả kiếm tiền cho con được ăn học… hoặc con cái biết thưa gửi lễ phép, biết nghe lời dạy bảo, xin lỗi khi cha mẹ buồn, biết học tốt cho cha mẹ tự hào… đều là thể hiện tình mẫu tử. Tình mẫu tử đòi hỏi sự chân thành, tận tụy và đức hi sinh cao đẹp.

>> Xem thêm:  Phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận

Vậy tình mẫu tử có vai trò như thế nào trong cuộc sống. Trước hết tình mẫu tử là một nét văn hóa truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc. Nó cho thấy tính nhân văn, nhân ái và tính tình cảm giữa con người với con người. Nó chứng tỏ tấm lòng biết ơn, trân trọng những người đã giúp đỡ và trao cho ta những điều tốt đẹp. Nói chung, tình mẫu tử thể hiện được bản chất con người.

suy nghi cua em ve tinh mau tu trong cuoc song - Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong cuộc sống

Suy nghĩ của em về tình mẫu tử

Mặt khác, tình mẫu tử là tình cảm có khả năng duy trì tồn tại xã hội. Bởi lật ngược lại vấn đề, khi xã hội không có tình mẫu tử thì con người sống với nhau sẽ không có tình yêu và lòng biết ơn. Đó sẽ biến thành một xã hội thực dụng và vô cảm. Người với người sẽ chỉ có toan tính, ganh đua, coi thường và hãm hại người khác để thỏa mãn nhu cầu. Thử nhìn vào thực trạng xã hội ở một bộ phận người dân, cha mẹ đánh đập chính con ruột của mình, mẹ trẻ bỏ rơi đứa con vừa mới lọt lòng, con cái đánh đập cha mẹ, bỏ mặc cha mẹ hoặc đẩy họ đến các khu bảo trợ… thật khiến chúng ta phải rùng mình ớn lạnh.

Nhờ có tình mẫu tử mà những đứa con cái – thế hệ trẻ của đất nước được phát triển và bồi dưỡng tâm hồn tốt đẹp. Cha mẹ không chỉ sinh ra con cái tức là nhiệm vụ duy trì nòi giống mà còn chăm sóc con cái cho chúng được học hành và phát triển đầy đủ. Những đứa con lớn lên vì cha mẹ mà có động lực làm việc tốt. Với bản thân người con, khi mệt mỏi cũng nhờ có cha mẹ vực dậy tinh thần, nhờ cha mẹ an ủi động viên và chỉ ra con đường đúng. Như vậy, tình mẫu tử giúp các cá nhân hoàn thiện hơn.

>> Xem thêm:  Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá hay nhất ngắn gọn

Là học sinh, tình mẫu tử quen thuộc hơn rất nhiều. Học sinh là những người cần phải yêu thương và biết ơn cha mẹ hơn ai hết. Học sinh phải có nỗ lực học tập, thành đạt và đáp đền công ơn của cha mẹ vì:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Muốn thể hiện tình yêu với cha mẹ, lễ phép là việc cần làm đầu tiên. Sau đó, chúng ta cần biết làm cha mẹ vui bằng kết quả học tập tốt, lối sống lành mạnh, thái độ ứng xử với mọi người đúng mực, nỗ lực để làm tốt mọi thứ… như vậy tự bản thân cha mẹ chúng ta có thể yên lòng.

Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, cao quý đồng thời cũng là một truyền thống dân tộc tốt đẹp. Chúng ta là người Việt Nam, chúng ta phải biết tiếp nỗi truyền thống này và phát huy nó mạnh mẽ hơn nữa. Tôi tự hứa với bản thân sẽ nỗ lực để thực hiện nó nghiêm túc hơn.

Hoài Lê

Bài viết liên quan