Suy nghĩ về nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên trích từ chương 1 pủa truyện Dế Mèn phiêu lưu kí


Suy nghĩ về nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên trích từ chương 1 pủa truyện Dế Mèn phiêu lưu kí

1. Nhà văn chủ yếu miêu tả Dế Mèn ở phương diện ngoại hình kết hợp với hành động để bộc lộ tính cách qua các chi tiết:

– Ngoại hình: đôi càng mẫm bóng; những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt', đôi cánh… bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi’, đầu to ra và nổi từng tảng, rất bướng;…

+ Hành động: co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ; chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu; đi đứng oai vệ, dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu, cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm (quát mẩy chị Cào Cào; đá ghẹo anh Gọng Vó;…).

+ Trình tự miêu tả: phần đầu chủ yếu miêu tả ngoại hình Dế Mèn qua các chi tiết có tính chất chọn lọc để làm nổi bật vẻ đẹp cường tráng của một chàng dế mới lổn. Phần sau tập trung miêu tả hành động, thái độ của Dế Mèn để bộc lộ tính cách hung hăng, kiêu ngạo.

– Nghệ thuật sử dụng từ ngữ: tác giả dã vận dụng một cách linh hoạt và chính xác các tính từ để miêu tả ngoại hình, hành động, điệu bộ và tính cách của Đế Mèn: cường tráng, mẫm bóng, nhọn hoắt, hủn hoẳn, giòn giã, bóng mỡ, đen nhánh, ngoạm ngoạm, trịnh trọng, khoan thai,… Đây là những tính từ không chỉ chính xác mà còn mang tính biểu cảm và có giá trị tạo hình cao

>> Xem thêm:  Dàn ý kể về một lần em mắc lỗi

2. Khi bày trò trêu chị Cốc, Dế Mèn đã tỏ ra hung hăng, kiêu ngạo, tự mãn, không hề biết sợ là gì: Sợ gi? Mày bảo tao sợ cái gi? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa! Hát trêu chị Cốc xong, Dế Mèn chui tọt vào hang, ra vẻ thách thức, tự đắc: Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè vỡ đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu!

Nhưng chứng kiến cảnh chị Cốc trút cơn tức giận lên Dế Choắt thì Dế Mèn đã khiếp hãi núp tận đáy đất, nằm im thin thít. Chỉ khi chị Cốc bỏ đi rồi, Dế Mèn mới mon men bò lên. Từ hung hăng, kiêu ngạo, Dế Mèn đã trở nên sợ hãi, nhút nhát. Chứng kiến cái chết thảm thương của Dế Choắt chỉ vì một phút nông nổi hống hách của bản thân mình gây ra Dế Mèn đã biết ăn năn, ân hận: Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.

– Dế Mèn được miêu tả một cách sinh động với vẻ đẹp cường tráng, khoẻ khoắn của một chàng dế mới lớn. Dế Mèn ý thức được vẻ đẹp và sức mạnh của mình nhưng chính vì thế mà Dế Mèn trở nên kiêu căng, tự phụ. Thói hung hăng, xốc nổi của Dế Mèn đã vô tình gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Hành động của Dế Mèn thật đáng trách.

>> Xem thêm:  Đề 15: Suy nghĩ về văn bản Sông nước Cà Mau

– Nhưng Dế Mèn không phải là người xấu. Cuối cùng Dế Mèn cũng biết nhận ra lỗi lầm của mình, biết ân hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.

Bài viết liên quan