Tả nhân vật trong truyện cổ tích, bài văn miêu tả Thạch Sanh, cô Tấm


Tả nhân vật trong truyện cổ tích, bài văn miêu tả Thạch Sanh, cô Tấm

Hướng dẫn

BÀI VĂN MẪU SỐ 1 MIÊU TẢ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH ( THẠCH SANH)

Tuổi thơ em đắm chìm trong thế giới cổ tích màu nhiệm, những cuộc đời, số phận của nhân vật hiện lên sống động qua lời kể của bà. Nhưng có lẽ em ấn tượng hơn cả là hình ảnh chàng Thạch Sanh trong câu chuyện cùng tên.

Chàng xuất thân thật li kì, bởi chàng vốn là thái tử con Ngọc hoàng, thấy hai ông bà lão tốt bụng mà chưa có con nên Người để chàng xuống hạ giới làm con họ lấy tên là Thạch Sanh. Chàng sớm chịu cảnh mồ côi và nhận được gia tài duy nhất là chiếc rìu, một chiếc khố. Cuộc sống mưu sinh không làm chàng bỏ cuộc mà trái lại nó tôi luyện ở chàng sức khỏe cường tráng. Đến tuổi trưởng thành, chàng có thân hình khỏe như một vị thần, gương mặt chất phác, phúc hậu. Có độc manh khố, mình trần, biến nước da chàng trở nên nâu bóng như một một kị sĩ. Các bắp thịt nổi lên cuồn cuộn, rắn chắc. Bước đi của chàng vững trãi, oai vệ như một dũng sĩ.  Cái nhìn ma mãnh của Lí Thông khi thấy Thạch Sanh gánh hai bó củi, đã nảy ra mưu kế làm anh em kết nghĩa hòng lợi dụng sức chàng.

Được những vị thần dạy cho phép thần thông, Thạch Sanh đánh bại chằn tinh. Con vật gian ác ấy chực nuốt chửng chàng nhưng chàng vung rìu nhanh như cắt, chặt làm ba mình con mãng xà. Chàng lấy được bô cung tên vàng bên cạnh xác con yêu quái. Chính bộ cung đó giúp chàng bắn trúng cánh đại bàng tinh, lần theo dấu vết mà giải cứu công chúa. Chàng dũng cảm vung rìu vun vút, lao tới bổ đôi đầu con quái vật.

>> Xem thêm:  Tả một cơn mưa rào mà em có dịp chứng kiến

Chàng phải trải qua nguy hiểm khôn lường khi giao chiến với lũ quái yêu nhưng  điều chàng không ngờ tới chính là lòng người. Tên Lý Thông năm lần bảy lượt rắc tâm giết chết chàng nhưng chàng đều thoát nạn bởi bản tính lương thiện, khó khăn không khiến chàng nao núng. Chàng hào hiệp cứu giúp thái tử con vua Thủy Tề và được tiếp đãi hậu hĩnh nhưng chàng chỉ xin một cây đàn. Khi trở về cuộc sống đời thường, chàng được sống hạnh phúc bên công chúa. Điều đáng ngạc nhiên là chàng rộng lượng tha tội chết cho mẹ Lý Thông. Vậy mà chúng vẫn bị trời trừng phạt hóa thành kiếp bọ hung.

Câu chuyện những tưởng đã kết thúc ở đấy theo mong ước của người xưa. Nào ngờ hoàng tử các nước chư hầu nổi giận, đem quân tới đánh triều đình. Thạch Sanh với tấm lòng đức độ ngời sáng hơn bao giờ hết, chàng một mình khoan thai bước ra mặt trận gảy đàn. Tiếng đàn cất lên như  tiếng gọi của quê hương khiến chúng bủn rủn chân tay xin hàng. Lúc này chàng thật oai phong trong hoàng bào, để làm dịu lòng những người thua trận, giữ mối hòa khí, chàng thết đãi họ niêu cơm không mãi không hết. Đó là ước mơ của một cuộc sống no đủ mà Thạch Sanh muốn tới.

BÀI VĂN MẪU SỐ 2 TẢ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH (CÔ TẤM)

Ngay từ khi còn thơ bé, ta đã được bế bồng trong điệu ru ầu ơ của mẹ, được đắm chìm trong những câu chuyện cổ tích hấp dẫn của ông. Và không biết tự bao giờ, những câu chuyện cổ tích ấy đã trở thành liều thuốc tinh thần không thể thiếu với mỗi người. Đặc biệt là ai ai cũng có trong mình những nhân vật để yêu quý và ngưỡng mộ. Với em, đó chính là cô Tấm vừa xinh đẹp lại dịu dàng, nết na trong truyện cổ tích "Tấm Cám".

>> Xem thêm:  Tả một người đang làm việc

Trong tưởng tượng của em, cô Tấm luôn là một người con gái đoan trang, xinh đẹp. vẻ đẹp của tấm hoàn toàn đối lập với sự xấu xa, tàn độc của mẹ con Cám. Dáng người cô dong dỏng cao như cây hoa mai. Mái tóc dài, đen như gỗ mun của cô Tấm luôn được búi gọn sau gáy. Khuôn mặt tròn, phú hậu như vầng trăng đêm rằm. Đặc biệt là trên khuôn trăng ấy luôn nổi bật nụ cười tươi như hoa sớm ban mai, một nụ cười rất duyên dáng và hiền lành. Đôi lông mày như mềm mại như dáng núi mùa xuân tôn vinh lên đôi mắt đen láy, cái nhìn luôn toát ra sự hiền hậu và bao dung.

Tấm không chỉ là một cô gái đẹp người mà còn đẹp nết. Ngay từ nhỏ, Tấm đã phải chịu đựng một cuộc sống bất hạnh khi mẹ mất sớm, phải ở cùng dì ghẻ độc ác, tàn nhẫn. Mụ dì ghẻ luôn bắt Tấm phải làm việc cực nhọc cả ngày mà không được nghỉ ngơi. Tuy vậy nhưng Tấm luôn ngoan ngoãn, lễ phép với mọi người. Ngày ngày cô ra đồng mò cua, bắt ông, chăn trâu trong khi đó thì Cám- con đẻ của dì thì luôn tung tăng, chạy nhảy. Bao nhiêu bất công, ruồng bỏ Tấm đều nhẫn nại, chịu đựng, uất ức trong lòng mà không thể bày tỏ.

Không chỉ vậy, Tấm còn là một người con hiếu thảo. Sau khi trở thành hoàng hậu, sống trong nhung gấm, lụa là thì vào ngày giỗ bố cô vẫn trở về quê. Với tấm lòng thành kính và yêu thương cha, cô nghe lời dì trèo lên cây cau lấy quả để cúng bố nhưng không may lại bị hãm hại.

>> Xem thêm:  Bài số 68: Mùa lê, mùa đào

Xây dựng nhân vật Tấm, các nghệ sĩ dân gian còn gửi đi những thông điệp ý nghĩa. Cuộc đời cô Tấm là hiện thân cho quan niệm "ở hiền gặp lành " của nhân dân ta. Sau bao hành trình gian nan, thử thách thì cuối cùng cô Tấm cũng tìm được bến đỗ của cuộc đời, sống hạnh phúc bên hoàng tử. Cô Tấm còn thể hiện triết lí của nhân dân ta về hạnh phúc, rằng hạnh phúc chỉ vững bền khi con người biết giành và giữ lấy. Nếu Tiên Bụt là lực lượng siêu nhiên, dẫn dắt con người đến với hạnh phúc thì chính cô Tấm chứ không phải ai khác bằng một sức mạnh tiềm ẩn, một tấm lòng khao khát hạnh phúc đã đấu tranh đến cùng với mẹ con xấu xa nhà Cám.

Cô Tấm xinh đẹp, hiền lành, nết na là biểu tượng đẹp cho vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam. Đó còn là hình ảnh đồng hành suốt thời thơ ấu của mỗi người, trở thành một miền kí ức không thể quên trong tim ta.

Bài viết liên quan