Thuyết minh về hàng cháo


Đề bài: Em hãy giới thiệu thuyết minh về Hàng cháo

Nước ta có thủ đô Hà Nội với nghìn năm văn hiến, có nhiều con phố nổi tiếng trên các con đường, không những thế còn trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam, dân cư đông đúc nên các loại hình dịch vụ phát triển rất nhiều trên nhiều lĩnh vực, làm nên những nét đẹp của văn hóa đặc trưng ở Hà Nội, không thể không kể đến ba mươi sáu phố phường.Một trong những phố tiêu biểu nhất, đó là phố hàng cháo.

Mỗi con phố lại mang một nét đặc trưng riêng, cho thấy sự lâu đời và làng nghề trên các con phố, phố hàng Cháo là một con phố thuộc quận Đống Đa,thành phố Hà Nội. Phố hàng Cháo bắt đầu từ ngã năm Nguyễn Thái Học – Hùng Vương, kéo dài khoảng hai trăm đến ba trăm mét kéo dài đến phố Tôn Đức Thắng. Có thể nói, vị trí của phố Hàng Cháo khá thuận lợi cho sự giao thương, buôn bán hàng hóa giữa các phố với nhau.

Mỗi con phố lại có những hàng hóa riêng chỉ chuyên bán một thứ,trước đây, phố Hàng Cháo có người dân làng Đông Lỗ, Kim Động, Hưng Yên kéo nhau ra đây dựng lều, lán, sinh sống và sản xuất hương ( hương đen) dùng để thờ cúng trong mỗi gia đình, đặc biệt là những ngày Giỗ, lễ hội và những ngày lễ tết lại càng không thể thiếu. Do đó mà tên gọi cũng khác hơn bây giờ, phố Hàng Cháo ngày đó không được gọi như tên hiện nay mà có tên là phố Hàng Hương- tức khu phố chuyên sản xuất và bán hương.

>> Xem thêm:  Cảm nghĩ về bài thơ Muốn làm thằng cuội của Tản Đà

Còn tên gọi này được lịch sử ghi lại là do nạn đói năm 1945 đã làm hàng triệu người chết đói, những người may mắn sống sót thì cũng phải rời quê hương, ruộng đồng để đến nơi khác sinh sống. Lúc bấy giờ, tại phố Hàng Hương đã có những tốp người thuộc huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam chạy đói lên ngụ cư kiếm sống tại đây. Để duy trì cuộc sống khỏi nạn đói thì những người đàn ông phải đi làm thuê, bốc vác, kéo xe…làm tất cả những công việc tay chân nặng nhọc. Còn những người đàn bà sẽ ở nhà nấu cháo bán ngay tại phố với các loại cháo như: Cháo trắng, cháo trai, cháo đậu phụ, cháo đậu đỏ, cháo đậu đen… kể tên thôi cũng thấy sự phong phú và đa dạng.

Từ đó trở đi thì nghề bán cháo đã trở nên rất phổ biến ở khu phố này, những người phụ nữ không chỉ bán cháo tại chỗ mà còn những gánh hàng cháo được gánh đi bán rong khắp nơi ở Hà Nội để cho mọi người đều biết đến món ăn nổi tiếng nơi đây. Món cháo ở đây cũng đã dần trở nên nổi tiếng khắp Hà Thành cho đến tận hiện tại vẫn rất nổi tiếng.Do đặc thù nghề nghiệp của người dân nơi đây mà từ năm 1947 thì phố đã đổi tên gọi từ phố Hàng Hương thành phố Hàng Cháo. Và cái tên Hàng Cháo được dùng cho đến tận ngày hôm nay, đúng là tìm hiểu đến tên thôi cũng thấy được những thời kỳ lịch sử mà nước ta đã trải qua.

>> Xem thêm:  Phân tích bài thơ Vọng nguyệt (Ngắm trăng) của Hồ Chí Minh

Rồi dần dần nghề cháo không còn được làm nhiều như trước, tuy vẫn mang tên gọi là Hàng Cháo nhưng hiện nay trên con phố ngập này không còn kinh doanh ngành nghề sản xuất cháo như xưa nữa mà chuyển sang kinh doanh những mặt hàng khác, đặc biệt là các loại vật liệu sử dụng trong xây dựng như: sắt, thép và các phụ liệu khác. Nếu còn thì chỉ là những gánh cháo nhỏ. Qua những con phố ta mới hiểu được những giá trị truyền thống như đang dần bị phai mờ, nhiều con phố không còn kinh doanh mặt hàng như đúng tên gọi của nó, vì vậy những giá trị truyền thống cần được bảo vệ và phát huy, các con phố cố gắng giữ nghề truyền thống như chính tên gọi của nó.

Các nét truyền thống cần được giữ gìn và phát huy, nhất là trong thời kỳ phát triển hội nhập như ngày nay để nét đẹp bản sắc văn hóa được truyền lại cho con cháu, cũng góp phần giúp nước ta có rất nhiều vào việc giữ cho nước ta hội nhập chứ không bị hòa tan.

Bài viết liên quan