Trình bày cảm nhận về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử – Văn mẫu lớp 11 đặc sắc nhất


Đề bài: Đây thôn Vĩ Dạ là những tâm sự đầy tha thiết của cái tôi yêu đời, yêu cuộc sống nhưng lại bị “giam hãm” trong cuộc sống riêng nhiều đau khổ. Anh chị hãy trình bày cảm nhận về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ cũng như cái tôi trữ tình được thể hiện trong bài thơ.

I. Dàn ý chi tiết cho đề trình bày cảm nhận về Đây thôn Vĩ Dạ

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm: Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ nằm trong tập ‘thơ Điên” của Hàn Mặc Tử, đây cũng là một trong những tuyệt tác về thi ca với giọng điệu trong trẻo nhưng lại ẩn khuất một cái tôi nhiều suy tư với những nỗi buồn chất chứa.

2. Thân bài

– Đây thôn Vĩ Dạ được sáng tác trong những năm tháng cuối đời của Hàn Mặc Tử, khi ông đang điều trị bệnh phong hiểm nghèo tại trại phong Tuy Hòa.

– Bức ảnh  thiên nhiên xứ Huếmà Hoàng Cúc gửi tặng  đã gợi cho thi sĩ những xúc động để viết lên bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.

– Câu hỏi tu từ đầu bài thơ tựa như lời trách móc nửa giận hờn nửa tha thiết của Hoàng Cúc đã gợi ra bao cảm xúc xao xuyến, xót xa trong tâm hồn của nhà thơ.

– Hàn Mặc Tử đã phác họa những nét giản đơn mà thật sinh động về vùng quê đặc biệt này.

– Ấn tượng đầu tiên của tác giả Hàn Mặc Tử về thôn Vĩ là hình ảnh hàng cau xanh mướt trong ánh nắng sớm của ngày mới.

– “Vườn ai ướt quá xanh như ngọc” như một tiếng reo ngạc nhiên vừa thể hiện tâm trạng phấn khích trước khung cảnh vườn cây giản dị, quen thuộc nhưng lại đẹp đẽ, trong trẻo.

–  “Mướt” không chỉ gợi ra cái trơn bóng, mềm mại mà còn mang đến ấn tượng về vẻ non xanh, óng ả, mỡ àng của vườn cây.

–  “ Lá trúc chen ngang mặt chữ điền”, chủ thể của khuôn mặt chữ điền ở đây có thể là người lữ khách ghé qua thăm thôn Vĩ, đó cũng có thể là khuôn mặt phúc hậu, hiền lành của người con gái xứ Huế.

– Khổ thơ sau, cảm xúc bài thơ bỗng chuyển hướng đột ngột, lời thơ như lạc đi, trùng xuống với nỗi buồn man mác.

>> Xem thêm:  MS541 - Nghị luận về bài học được rút ra trong mẩu chuyện ngắn Vì sao mà sống?

– Gió và mây vốn là những hiện tượng luôn song hành nhưng ở đây gió và mây lại chia lìa đôi ngả, đường ai nấy đi.

– Hình ảnh hoa bắp lay gợi ra những cảm nhận đầy xót xa về nỗi buồn vỡ vụn, phải chăng đó cũng chính là cảm xúc cô đơn, buồn thương đến não nề, tê buốt.

– “Có chở trăng về kịp tối nay” là câu hỏi tu từ tác giả tự đặt ra nhưng lại chẳng thể tìm kiếm được câu trả lời minh bạch.

–> “Kịp” ở đây là kịp để yêu thương hay kịp để mong chờ”.

– Từ không gian của thực tại, đến khổ thơ cuối của bài tác giả đã đưa độc giải vào cõi mơ, nơi không gian mờ ảo bị bao trùm bởi ánh trăng.

3. Kết bài

Đây thôn Vĩ dạ là bài thơ khác biệt nhất trong tập thơ điên của Hàn mặc Tử, nó không có những cái da diết, cuồng điên đến ám ảnh mà nhẹ nhàng, trong trẻo nhưng cũng mang đến nỗi buồn tê tái, khắc khoải.

II. Bài tham khảo cho đề cảm nhận về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ nằm trong tập ‘thơ Điên” của Hàn Mặc Tử, đây cũng là một trong những tuyệt tác về thi ca với giọng điệu trong trẻo nhưng lại ẩn khuất một cái tôi nhiều suy tư với những nỗi buồn chất chứa.

Đây thôn Vĩ Dạ được sáng tác trong những năm tháng cuối đời của Hàn Mặc Tử, khi ông đang điều trị bệnh phong hiểm nghèo tại trại phong Tuy Hòa. Trong những ngày tháng cuối cùng này, ông đã nhận được  bức ảnh cùng lời hỏi thăm của Hoàng Cúc, người con gái xứ Huế mà ông từng thầm thương trộm nhớ. Cũng chính bức ảnh về thiên nhiên xứ Huế này đã gợi cho thi sĩ những xúc động để viết lên bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Câu hỏi tu từ đầu bài thơ tựa như lời trách móc nửa giận hờn nửa tha thiết của Hoàng Cúc đã gợi ra bao cảm xúc xao xuyến, xót xa trong tâm hồn của nhà thơ. Cũng chính câu hỏi ấy đã làm thức dậy bao kỉ niệm, ấn tượng đẹp đẽ của nhà thơ về xứ Huế mộng mơ. Câu thơ mềm mại tha thiết lại dịu dàng uyển chuyển như lời tâm tình của đôi lứa yêu nhau. Để mang đến những ấn tượng cụ thể cho thôn Vĩ, tác giả Hàn Mặc Tử đã phác họa những nét giản đơn mà thật sinh động về vùng quê đặc biệt này:

“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc chen ngang mặt chữ”

trinh bay cam nhan ve bai tho day thon vi da cua han mac tu – van mau l - Trình bày cảm nhận về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử – Văn mẫu lớp 11 đặc sắc nhất
Trình bày cảm nhận về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử – Văn mẫu lớp 11 đặc sắc nhất

Ấn tượng đầu tiên của tác giả Hàn Mặc Tử về thôn Vĩ là hình ảnh hàng cau xanh mướt trong ánh nắng sớm của ngày mới. Ánh nắng mai thanh khiết len lỏi vào không gian như làm bừng sáng cho bức tranh thôn Vĩ, dưới ánh nắng vườn cây dường như cũng trở nên đẹp đẽ hơn, tươi tốt hơn. “Vườn ai ướt quá xanh như ngọc” như một tiếng reo ngạc nhiên vừa thể hiện tâm trạng phấn khích trước khung cảnh vườn cây giản dị, quen thuộc nhưng lại đẹp đẽ, trong trẻo đến không ngờ “xanh như ngọc”.

Tác giả đã rất khéo léo khi sử dụng từ mướt để gợi ra cái mượt mà, tươi tốt của vườn cây. “Mướt” không chỉ gợi ra cái trơn bóng, mềm mại mà còn mang đến ấn tượng về vẻ non xanh, óng ả, mỡ àng của vườn cây. Từ hình ảnh “mướt” có thể thấy được bàn tay chăm sóc khéo léo,  chuyên cần của người làm vườn.  “ Lá trúc chen ngang mặt chữ điền”, chủ thể của khuôn mặt chữ điền ở đây có thể là người lữ khách ghé qua thăm thôn Vĩ, đó cũng có thể là khuôn mặt phúc hậu, hiền lành của người con gái xứ Huế, người mà tác giả đang mong nhớ.

Trong khổ thơ đầu tiên, khung cảnh thiên nhiên và con người hòa hợp tạo nên sự hài hòa cho bức tranh thơ kết hợp với giọng thơ sôi nổi, trong trẻo mang đến những ấn tượng đặc biệt cho độc giả về thôn Vĩ. Tuy nhiên đến khổ thơ sau, cảm xúc bài thơ bỗng chuyển hướng đột ngột, lời thơ như lạc đi, trùng xuống với nỗi buồn man mác.

>> Xem thêm:  Viết một bài báo cáo ngắn về tình hình phòng chống ma túy HIV/AIDS ở địa phương anh (chị) đang sinh sống

“gió theo lối gió mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lau

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay”

Khác hẳn với ấn tượng xanh mướt căng tràn sức sống trong khổ thơ thứ nhất, khổ thơ này thấm đượm nột nỗi u buồn, cô đơn đến ám ảnh, đó là những dự cảm về nỗi buồn chia li đến não nề. Gió và mây vốn là những hiện tượng luôn song hành nhưng ở đây gió và mây lại chia lìa đôi ngả, đường ai nấy đi. Hình ảnh hoa bắp lay gợi ra những cảm nhận đầy xót xa về nỗi buồn vỡ vụn, phải chăng đó cũng chính là cảm xúc cô đơn, buồn thương đến não nề, tê buốt của Hàn Mặc Tử khi thiết tha yêu đời, yêu cuộc sống nhưng lại sắp phải ra đi cùng với mối tình đơn phương còn dang dở.

“Có chở trăng về kịp tối nay” là câu hỏi tu từ tác giả tự đặt ra nhưng lại chẳng thể tìm kiếm được câu trả lời minh bạch. Chỉ một từ “kịp” thôi tác giả đã gợi ra được sự vội vã, hối hả lại ngóng trông đến da diết của chủ thể trữ tình. Phải chăng tác giả đang mặc cảm với số phận bất hạnh, về khoảng thời gian ngắn ngủi mà mình còn tồn tại nơi trần thế. “Kịp” ở đây là kịp để yêu thương hay kịp để mong chờ”.

“Mơ khách đường xa khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà”

Từ không gian của thực tại, đến khổ thơ cuối của bài tác giả đã đưa độc giải vào cõi mơ, nơi không gian mờ ảo bị bao trùm bởi ánh trăng. “Khách đường xa” có thể hiểu đó chính là câu nói phiếm chỉ tác giả với tâm trạng khắc khoải mong chờ về bến đậu cuối cùng của mối tìn đơn phương, thế nhưng mối tình ấy cũng mong manh như mây khói “nhìn không ra”. Hình ảnh của em như gần mà như xa,  như gần gũi nhưng lại chia lìa bởi những rào cản vô hình.

Đây thôn Vĩ dạ là bài thơ khác biệt nhất trong tập thơ điên của Hàn mặc Tử, nó không có những cái da diết, cuồng điên đến ám ảnh mà nhẹ nhàng, trong trẻo nhưng cũng mang đến nỗi buồn tê tái, khắc khoải.

Bài viết liên quan