[Văn mẫu học trò] Cảm nhận về vẻ đẹp dòng sông Hương trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông


[Văn mẫu học trò] Cảm nhận về vẻ đẹp dòng sông Hương trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

– Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường: là nhà văn của xứ Huế, ông có sức liên tưởng tưởng tượng dồi dào, lói hành văn mê đắm tài hoa, ông chuyên viết về bút kí.

– Tác phẩm là tùy bút tiêu biểu cho phong cách văn chương của tác giả: sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình, giữa nghị luận sắc bén và suy tư đa chiều.

– Hình tượng trung tâm của tác phẩm là hình tượng con sông Hương thơ mộng trữ tình với chiều sâu địa lí và lịch sử văn hóa.

2. Thân bài

Sông Hương ở thượng nguồn:

– Là “bản trường ca của rừng già” “rầm rộ dưới bóng cây đại ngàn”, “mãnh liệt qua những ghềnh thác”; lúc lại dịu dàng say đắm dưới dặm dài chói lọi hoa đỗ quyên …”

– “Cô gái Di – gan”: phóng khoáng, man dại, tâm hồn tự do, trong sáng, bản tính gan dạ, có sức mạnh bản năng”

– Sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ“người mẹ phù xa của vùng văn hóa xứ sở” .

Sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế:

– Sông Hương “như một người gái đẹp nằm ngủ mơ màng …” được đánh thức bởi tiếng gọi của tình yêu, bắt đầu hành trình gian truân, “tìm kiếm có ý thức” đến với Huế, lần đầu đến với tình yêu một mặt rất e lệ, một mặt táo bạo chủ động “vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn”.

    + Sông Hương có nhịp chảy chậm rãi, “mềm như tấm lụa”

    + Từ ngã ba Tuần đến chân đồi Thiên Mụ: mang dáng vẻ trầm mặc khi chảy qua những lắng tẩm, đổi dòng chuyển hướng liên tục.

    + Từ chân dồi Thiên Mụ đến lúc gặp Huế: “vui hẳn lên”, “kéo một nét thẳng” vì tìm đúng đường về

    + Giáp mặt Huế, sông Hương không gặp Huế ngay mà “uốn một cánh cung …tình yêu” như một người con gái bẽn lẹn, ngại ngùng.

Sông Hương trong lòng thành phố Huế

– Tác giả so sánh sông Hương với những dòng sông nổi tiếng trên thế giới, sông Hương chỉ thuộc về một thành phố duy nhất, giống như người con gái chung thủy.

– Sông Hương mang đến cho Huế một vẻ đẹp cổ xưa dân dã: “ánh lửa thuyền chài … xưa cũ”, trôi đi chậm như một mặt hồ.

– Người con gái đắm say tình tứ khi bên người mình yêu, người con gái tài hoa “tài nữ đánh đàn trong đêm khuya”.

Sông Hương khi rời khỏi thành phố:

 “Rời khỏi kinh thành …thị trấn Bao Vinh xưa cổ…”

– Có thể nói đoạn văn trên là một đoạn tuyệt bút của nhà văn. Phải là người có tình yêu với Huế sâu nặng, phải là một cây bút tài hoa thì nhà văn mới có những phát hiện thú vị như vậy. Sông Hương giống như một người tình bịn rịn, lưu luyến khi tạm biệt cố nhân.

>> Xem thêm:  MS424 - Nghị luận xã hội về lòng khoan dung

 Dòng sông lịch sử văn hóa

– Sông Hương là một nhân chứng lịch sử của Huế, của đất nước: “soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ”, chứng kiến những mất mát đau thương của các cuộc khởi nghĩa thế kỉ XIX, …

– Sông Hương như một công dân có ý thức trách nhiệm sâu sắc với đất nước: “biết hiến đời mình để làm nên chiến công”, …

– Ca nhạc trên Sông Hương:

3. Kết bài:

Khẳng định lại giá trị của tác phẩm cũng như sức sống của tác giả.

cam nhan ve dep song huong - [Văn mẫu học trò] Cảm nhận về vẻ đẹp dòng sông Hương trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông

Cảm nhận về vẻ đẹp dòng sông Hương

Bài văn tham khảo

“Ôi những con sông bắt nước từ đâu

Mà khi về ước mình thì cất lên câu hát

Người đến hát khi chèo đò kéo thuyền vượt thác

Gợi trăm màu trên trăm dáng sống xuôi”

Không biết từ khi nào, những dòng sông quê hương đất nước đã đi vào thi ca Việt Nam như thế. Nếu như miền Bắc ta tự hào với dòng sông Hồng đỏ lặng phù xa, với dòng sông Đà thơ mộng trữ tình thì người miền Nam ta lại tự hào với dòng Hương Giang đi và lịch sử. Đã có không biết bao nhiêu thi sĩ đưa Hương Giang vào trong tác phẩm của mình. Trong số đó ta không thể không kể đến Hoàng Phủ Ngọc Tường với thi phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông.

Nếu như nhắc tới thủ đô Pari ta không thể không nhắc tới dòng sống Xen đã đi vào biết bao trang văn, trang thơ, đi vào biết bao tác phẩm điện ảnh kinh điển thế giới thì khi xuôi về xứ Huế mộng mơ của miền nam Việt Nam ta không thể bỏ qua dòng sông Hương.Theo địa lí, dòng Hương Giang bắt nguồn từ hai dòng chính là Dòng Tả Trạch và dòng Hữu Trạch, hợi lưu tại ngã ba Đồng Lãng tạo lên Sông Hương.

Vẻ đẹp của sông hương ở thượng nguồn được tác giả ví như cô gái Digan đầy hoang dại và thấm đẫm chất thơ chính rừng già nơi đây đã hun đúc cho nó một tâm hồn hào hoa và lãng mạn. Ngoài vẻ đẹp hoang dại dịu dàng đằm thắm được so sánh với vẻ đẹp của cô gái Di Gan, thì sông hương được tác giả nhìn dưới nhiều góc độ của thiên nhiên tác giả quan sát sông hương từ gần tới xa với những nét đẹp độc đáo.  Nhưng rồi khi vừa ra khỏi rừng già, Sông Hương như thay da đổi thịt không còn nét hoang sơ, man dại  nữa mà đã mang một vẻ đẹp dịu dàng và trì tuệ, người mẹ phù sa  một vùng phù sa cho xứ sở. Sông Hương có một vẻ đẹp hết sức trữ tình. Dưới ngòi bút tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương vùng thượng nguồn toát lên vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại và đầy cá tính.

>> Xem thêm:  Suy nghĩ gì về lời khuyên của S.Korolev: Không nên sống bình thường mà phải sống háo hức và mê say

Dưới ngòi bút tài hoa nghệ sĩ cùng liên tưởng kỳ thú, diễm tinh, tác giả ví sông Hương “như một người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại” được người tình mong đợi đến đánh thức. Sự hiểu biết về địa lý cùng năng lực quan sát tinh tế nhà văn gợi ra thật đẹp dáng hình của sông Hương “chuyển dòng một cách liên tục…uốn mình theo những đường cong thật mềm…” Những từ “liên tục”, “đột ngột” là những trạng từ miêu tả sự đổi dòng đầy bất ngờ thể hiện sự trăn trở của dòng sông khi chưa gặp người tình cố đô. Sông Hương khi chảy xuôi về đồng bằng vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn. Nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách. Nếu cái sừng sững của núi đồi gợi ra sự hùng vĩ, mạnh mẽ thì sông Hương lại trở nên hùng vĩ, duyên dáng, mĩ miều, đặc biệt với sắc nước của dòng sông “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”. Có lẽ, màu tím ấy là màu tím biểu trưng cho phẩm chất của con người nơi đây: chung thủy, nặng tình, màu tím mà ta đã từng bắt gặp trong thi ca Việt Nam:

“Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc.”

Theo dòng chảy, sông Hương tiếp tục đi vào thành phố. Sông Hương như một vật thể mang đầy tâm trạng. Khi đi qua những “biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long” thì “vui tươi hẳn lên” – đó là tâm trạng của người đi xa tìm đúng đường về, một tâm trạng náo nức, hồ hởi giữa khung cảnh thân thuộc của quê hương. Dòng sông Hương còn tạo nên một dáng vẻ kì lạ khi nó “giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên” đến Cồn Hến tạo thành “một cánh cung rất nhẹ” làm cho “dòng sông mềm mại hẳn đi” như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã so sánh từ cái cụ thể với cái trừu tượng đã tạo nên được phép so sánh mới mẻ, độc đáo. Dùng tiếng “vâng” để gợi đến sự kín đáo, ngập ngừng, ý vị, thiêng liêng, e ấp của người con gái đang yêu để tả cái dáng hình mềm mại như cánh cung của dòng sông Hương. Qua đó đã thể hiện được cái nhìn đa cảm, tình tứ của tác giả, đồng thời việc miêu tả ấy còn cho người đọc thấy được vẻ đẹp đầy nữ tình, nên thơ của Sông Hương.

 Sông Hương rời khỏi Kinh thành ra đi được Hoàng Phủ Ngọc Tường diễn tả bằng một ngòi bút nghệ thuật tài hoa, uyên bác, ông đã nhân hóa sông Hương “trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”. Ông cho biết, nhạc cổ điển Huế đã sinh thành trên mặt nước Hương Giang. Ông cho hay, thi hào Nguyễn Du đã từng ôm ấp “một phiến trăng sầu” trong bao năm lênh đênh trên dòng sông Hương. Một nghệ nhân già, chơi đàn hết nửa thế kỉ đã chỉ đích danh hai câu thơ “Trong như tiếng hạc bay qua – đục như tiếng suối mới sa nửa vời” mang điệu nhạc cung đình Tứ đại cảnh. Và ông đã so sánh sông Hương với nàng Kiều trong đêm tình tự; ông dẫn buông hai câu thơ của Nguyễn Du để nói về sự lưu luyến chí tình với lời thề trước khi về biển cả.

>> Xem thêm:  Em hãy kể lại những kỉ niệm thời ấu thơ

 Không chỉ nhìn sống hương dưới góc độ địa lí, ông còn nhìn sông Hương như là khởi nguồn cho những giá trị tinh thần lịch sử. Sông Hương trong quá khứ qua các triều đại phong kiến vàng son, nó đã từng mang cái tên Linh giang, dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam Tổ quốc nước Đại Việt. Nó đã từng vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của anh hùng Nguyễn Huệ, rồi nó đi suốt qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ góp phần làm nên những chiến công lẫy lừng vang dội cả thế giới như lời đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phát biểu: “Lịch sử Đảng đã ghi bằng nét son tên của thành phố Huế, thành phố tuy nhỏ nhưng đã cống hiến rất xứng đáng cho Tổ quốc”.

Mặt khác, sông Hương cũng là cội nguồn của thi ca nghệ thuật. Có biết bao văn nhân, thi sĩ đã từng rung động với dòng sông Hương như Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Tản Đà, Tố Hữu. Nhà văn đã tin rằng “có một dòng sông thi ca về sông.Hương và tôi hy vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ”.

Bằng ngòi bút mê đắm tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường, qu những biện pháp tu từ đặc sắc: nhân hóa, so sánh,… Sông Hương hiện lên với hình ảnh dòng sông  dịu dàng, tinh tế, góp phần làm cho Huế trở nên một bức tranh sơn thuỷ hữu tình,  một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Huế trầm mặc, sâu sắc.

“Con sông dùng dằng, con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu…”

Sông Hương cứ thể lặng trôi giữa lòng thành phố Huế như Hoàng Phủ Ngọc Tường vẫn ngày đêm hiện sáng trong nền văn học nước nhà. Tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường góp công làm đẹp thêm cho quê hương đất nước Việt Nam.

Nguyễn Thị Thu Trang

Bài viết liên quan