[Văn mẫu học trò] Nghị luận xã hội về vấn đề bạo lực học đường


[Văn mẫu học trò] Nghị luận xã hội về vấn đề bạo lực học đường

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài:

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Bạo lực học đường.

2. Thân bài

Thế nào là bạo lực học đường:

Là những hành vi thô bạo, thiếu đạp đức đối với bạn của mình

– Là những hành vi cách ứng xử thiếu văn hóa không phù hợp với chuẩn mực đạo đức của người học sinh.

Thực trạng của bạo lực học đường hiện nay:

Chúng ta có thể dễ dàng bắt gạp nhiều hỉnh ảnh, thông tin hay clip về nhiều vụ đánh nhau.

– Học sinh rủ rê tụ tậpđánh hội đồng bạn.

– Hàng loạt các vụ đánh nhau xảy ra ở cả ngoài và trong trường học.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường:

– Mỗi cá nhân sự trưởng thành vể cả mặt thể chất và tinht hần khiến tính cánh mỗi người càng trở lên ngang ngược.

– Mục đích khác nhau như: câu like, câu view,.. những phim ảnh, những trang web đầy bạo lực liên tiếp được đăng lên.

– Gia đình và nhà trường, sự thiếu quản lí trong công tác kiểm tra và quản lí con em học sinh.

Hậu quả của bạo lực học đường:

Đối với người bị đánh:

 – Tổn thương về mặt thể xã lẫn tinh thần

– Gây tâm lí hoang mang cho cả gia đinh người thân người bị đánh

Đối với người đánh:

– Thiếu đạo đức

–  Phát triển không toàn diện

–  Mọi người chê trách

Biện pháp khắc phục

– Gia đình và nhà trường cần tập trung quản lí con em

– Mỗi cá nhân phải tự tu dưỡng rèn luyện đạp đức

3. Kết bài:

Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường

nghi luan ve bao luc hoc duong - [Văn mẫu học trò] Nghị luận xã hội về vấn đề bạo lực học đường

Nghị luận xã hội về vấn đề bạo lực học đường

Bài văn tham khảo

Trong mỗi chúng ta ai cũng có một thời áo trắng đẹp đẽ hồn nhiên với bao kỉ niệm đẹp cùng bạn bè thầy cô bên mái trường. Nhưng thạt đáng buồn học sinh hiện nay đạo đức bị xuống cấp một cách trầm trọng, sự tha hóa trong tích cách của mỗi con người lại ngàng càng tăng cao.Vấn đề này lại đang gây bức xúc , gây tâm lí hoang mang cho tất cả mọi người đặc biệt là phụ huynh học sinh.

>> Xem thêm:  Phân tích - Bình giảng đoạn thơ sau trong bài "Việt Bắc" (10-1945) của Tố Hữu: "Những đường Việt Bắc của ta... Đèn pha bật sáng như ngày mai lên."

Trước hết ta phải hiểu bạo lực học đường là gì? Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạp đức đối với bạn của mình, là những hành vi cách ứng xử thiếu văn hóa không phù hợp với chuẩn mực đạo đức của người học sinh.Thực trạng ngày nay đang phản ánh rất rõ rệt điều này. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gạp nhiều hỉnh ảnh, thông tin hay clip về nhiều vụ đánh nhau của cả nữ sinh và nam sinh, điều này xảy ra nhiều nhất là đối với học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, Các thông tin tràn lan như:  “Rúng động nữ sinh bị 12 bạn học đánh hội đồng, Nhiều nam sinh gây gổ đánh nhau giũa phố khiến bạn bị nhập viện, nữ sinh bị hành hung và phải quỳ gối ở huyện Diễn Châu (Nghệ An)….”. Cụ thể nhất , ngày 29.3, theo thông tin từ Trường THCS Phù Ủng (huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên), ngày 22.3 tại nhà trường đã xảy ra sự việc đáng tiếc khi có một nhóm 5 nữ học sinh lớp 9 đã tham gia đánh bạn ngay tại lớp học, làm em này phải nhập viện điều trị. Những thông tin này không còn lạ lẫm hay mới mẻ gì đối với các bạn học sinh cấp 2, cấp 3 và nghiêm trọng hơn nữa là những vụ việc này ngàng càng cần tới sự can thiệp từ phía phụ huynh và các cấp chính quyền.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới  các vụ bạo lực học đường nghiêm trọng. Trước tiên, về mỗi cá nhân sự trưởng thành vể cả mặt thể chất và tinhthần khiến tính cánh mỗi người càng trở lên ngang ngược, lứa tuổi này thường có tính cách ham chơi, tò mò , thích thể hiện mình trước đám đông. Không ít bạn hõ sinh đã quá coi trọng sĩ diện mà đánh bạn mình bị thương chỉ sau những sích mích rất nhỏ có thể dễ dàng giải quyết làm hòa. Trong thời buổi hiện nay công nghệ cũng là một phất tác độg  rất lớn đối với mỗi người học sinh. Với nhiều mục đích khác nhau như: câu like, câu view,.. những phim ảnh, những trang web đầy bạo lực liên tiếp được đăng lên thu hút rất nhiều các bạn học sinh. Có nhiều vụ không những mọi người không can thiệp mà con đứng quay clip sẵn để trực tung lên facebook nhữngđiều này đã làm vẩn đục tâm hồn của học sinh và sinh viên, đã giết dần, giết mòn tâm hồn cao đẹp của giới trẻ, làm cho giới trẻ dần dần đánh mất đi tính lương thiện, đánh mất những ước mơ, hoài bão cao đẹp của đời mình để rồi mộ tnafy nào đó chính các bạn đã phải trả một cái giá quá đắt, rồi  trở thành những kẻ hung dữ, ăn chơi sa đọa, đua đòi, tiêm nhiễm theo lối sống không lành mạnh. Về phía gia đình và nhà trường, sự thiếu quản lí trong công tác kiểm tra và quản lí con em học sinh. Nhiều gia đình cha mẹ chỉ mải kiếm tiền mà quên đi sự quan tâm khiên con em mình rất dễ sa vào nhưng thói hư tật xấu, khiến chúng không có định hướng tương lai cho riêng mình, có những suy nghĩ lệch lạc về cuộc sống, về xã hội. Sự lỏng kẻo trong công tác giảng dậy học sinh, thiếu sự kỉ luận hình phạt mang tính răn đe khiến các em ngày càng ngang ngược và bạo hành. Nhà nước chưa đẩy mạnh công tác tứi việc quản lí giáo dục các nhà trường, không quản lí tốt các yết tố xã hội để những thói hư tật xấu như rượi chè, ma túy, bài bạc.. dần đi vào đời sống của nhiều học sinh. Xã hội thì thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâmtới những vụ bạo lực , chưa những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để.

>> Xem thêm:  Phân tích bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh

Điều này dẫn tới một hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Đầu tiên nó tác động rất lướn tới mỗi cá nhân học sinh bị bạo lực, gây tổn hại về mặc sức khỏa và tinh thần tới người đó. Gia đình bạn bè người thân bị hại luôn mang tâm lí hoang mang bất ổn. Không chỉ có người bị hại còn hàng trăm, hàng nghìn các bạn học sinh khác mỗi ngày đến trường đều phải lo sợ sự rình dập, đánh đập từ nhưng nguyên do vô lí “ thích thì đánh”. Trường học là môi trường giáo dục nhân cách con người,vậy mà cứ đi học lại bị đánh liệu rằng có bao nhiêu bạn muốn ra ngoài? Điều này cùng gây sức ép rất lớn đối với toàn xã hội, xã hội sẽ ra sao nếu một đất nước có những con người bạo hành ngang ngược luôn gây chuyện. Đối với người gây ra bạo lực, Con người họ phát triển không toàn diện: Phát triển ngược trở lại phía “con”, đi ngược lại tính “ người” là mất dần nhân tính. Họ là những mối nguy hại của toàn xã hội, là mầm mống ủa tội ác mất hết tính người sau này. Xã hội sẽ ngày càng  lên án, xa lánh, căm ghét.

Cách giải quyết tối ưu nhất chính là mỗi cá nhân cần phải tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, nâng cao hiểu biết của bản thân, tránh xa các hiện tương tệ nạn xã hội như bài bạc, ma túy, thuốc lá,…. Luôn nhận thức ,ý thức rõ ràng về hành động và hậu quả hành động do bản thân thực hiện.Về phía gia đình luôn luôn quan tâm con em mình , giành thời gian để quan tâm, tâm sự với con, giáo dục đạo đức để con trở thành một người công dân có ich cho xã hội. Phía nhà trường đề ra những biện pháp giái quyết tích cực về vấn đề bạo lực học đường, giáo dục học sinh, khuyêt khích học sinh, sinh viên tích cực tham gia các hoạt động của lớp , của tập thể. Xử phạt thích đáng với các vụ việc liên quan đến bạo lực học đường. Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác. Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ.

>> Xem thêm:  Tả cây cho bóng mát trong sân trường em

Hãy để bản thân có một thời học sinh đầy kỉ niệm với bạn bè, để bản thân có một thời áo trắng trong sáng hồn nhiên với đúng lứa tuổi của mình. Đừng để những tệ nạn xã hội làm rấy bẩn tâm hồn mình. Hãy sống trở thành một công dân có ích cho xã hội và tránh xa các hiejn tượng bạo lực học đường.

Đỗ Thị Thu Trang

Bài viết liên quan