[Văn mẫu học trò] Phân tích bài thơ Đọc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du


[Văn mẫu học trò] Phân tích bài thơ Đọc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài:

– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm

2. Thân bài:

2.1. Hai câu đề

Cảnh đẹp Tây Hồ và tâm trạng tác giả

– “Tây hồ hoa uyển gợi lại cuộc sống lặng lẽ của nàng Tiểu Thanh

– Cụm từ “ hóa gò hoang” cho thấy sự chuyển động của thời gian đến bất ngờ từ một nơi cảnh đẹp đến nao lòng rồi lại hóa gò hoang.

– “Độc điếu” chỉ sự cô độc, lẻ bóng của nhà thơ khi tác giả hồi tưởng lại số phận “ hồng nhan bạc phận” của nàng Tiểu Thanh.

2.2. Hai câu thực

–  “Son phấn” vật trang điểm của phụ nữ mục đích để làm đẹp ngụ ý chính là biểu tượng sắc đẹp của nàng Tiểu Thanh”.

– “ Văn chương” tượng trưng cho tài năng của nàng.

=> Tác giả đã thổi hồn thơ vào những vật vô tri vô giác để thấy được nỗi lòng của nàng Tiểu Thanh.

=> Tác giả đã thổi hồn thơ vào những vật vô tri vô giác để thấy được nỗi lòng của nàng Tiểu Thanh.

2.3. Hai câu luận

– “ Trời khôn hỏi” ý muốn nói câu hỏi mà nàng luôn hỏi ông trời, oán trách sao số phận mình lại cay nghiệp đến vậy.

– Những người có tài từ “cổ” chí “kim” cũng chính là một trong số những người có cuộc đời cay đắng.

=> Đây cũng chính là cái nhìn thương cảm của tác giả đối với bản thân mình.

2.4. Hai câu kết

– Câu hỏi tu từ đặt ra đầu sự trăn trở khiến người đọc phải se lòng khi ngẫm.

– Nhà thơ gọi mình bằng tên Tố Như với đầy dẫy tâm sự.

=> Bài thơ cho thấy niềm thương cảm của Nguyễn Du đối với con người mênh mông biết chừng nào. Đồng thời xót thương thay cho chính số phận của mình.

3. Kết bài:

Bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” phản ánh rõ ràng về một xã hội đầy rẫy sự bất công và tàn độc và số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội phong kiến. Đây cũng chính là tấm lòng nhân đạo của tác giả cảm thông với mỗi số phận tài hoa bạc mệnh của con người trong xã hội.

phan tich doc tieu thanh ky - [Văn mẫu học trò] Phân tích bài thơ Đọc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du

Phân tích bài thơ Đọc Tiểu Thanh ký

Bài làm chi tiết

>> Xem thêm:  [Văn mẫu học trò] Phân tích bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

Nguyễn Du là nhà thơ sống hết mình, tư tưởng, tình cảm, tài năng nghệ thuật của ông xuyên suốt các tác phẩm của ông. Đọc các tác phẩm của ông ta thấy được một Nguyễn Du thâm thúy, trải đời, một Nguyễn Du chan chứa nhân ái, hiểu mình, hiểu đời, một Nguyễn Du nóng bỏng khát khao cuộc sống bình yên cho dân tộc, cho nhân dân. Trong đó có bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” phản ánh rõ ràng về một xã hội đầy rẫy sự bất công và tàn độc và số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội phong kiến .

Bài thơ được sáng tác trong một lần đi sứ sang Trung Quốc cho triều Nguyễn. Cảm hứng xuyên suốt toàn bài là cái nhìn cảm thông của tác giả trước những thân phận tài hoa mà bạc mệnh trong xã hội cũ. Bài thơ còn là bức thông điệp tình thương, nỗi nhói buốt can tràng của muôn đời.

Người xưa tương truyền rằng Phùng Tiểu Thanh là một cô gái Trung Quốc sống khoảng đầu thời Minh con nhà gia thế, tên chữ là Phùng Huyền Huyền. Vốn thông minh nên từ nhỏ nàng đã thông hiểu các môn nghệ thuật cầm kì thi hoạ, lại có phong tư lộng lẫy hơn người. Năm 16 tuổi, nàng được gả làm vợ lẽ cho Phùng Sinh, một công tử nhà gia thế. Vợ cả tính hay ghen lại cay độc, bắt nàng ra sống riêng trên Cô Sơn, gần Tây Hồ. Vì đau buồn, nàng sinh bệnh rồi qua đời khi mới tròn mười tám xuân xanh. Nhưng đau khổ muộn phiền được gửi gắm vào thơ nhưng phần lớn bị vợ cả đem đốt hết, may mắn còn một số bài sót lại gọi là “phần dư”.

Mở đầu tác phẩm, tác giả hướng đến không gian xưa nơi mà nàng Tiểu Thanh từng sống .Câu thơ như tiếng thở dài đầy chua xót khóc cho thân phận hồng nhan bạc phận:

“Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư”

Dịch nghĩa:

“Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn”

Trước cảnh đẹp của Tây Hồ tâm trạng của con người lại càng trở lên buồn rầu và thổn thức. Nguyễn Du không nhằm tả cảnh đẹp Tây Hồ mà chỉ mượn sự thay đổi của không gian để nói lên một cảm nhận về biến đổi của cuộc sống. Cụm từ “ hóa gò hoang” cho thấy sự chuyển động của thời gian đến bất ngờ từ một nơi cảnh đẹp đến nao lòng rồi lại hóa gò hoang. Trước đây, khi nàng Tiêu Thanh sống ở nơi này cảnh vật cũng giống như tâm hồn con người luôn đẹp đẽ, luôn khiến người ta phải sao xuyến. Nay nàng Tiểu Thanh không còn cảnh vật cũng vì thế mà hóa gò hoang, trở lên hoang tàn và xơ xác.

>> Xem thêm:  Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn

“Độc điếu song tiền nhất chỉ thư”

“Độc điếu” chỉ sự cô độc, lẻ bóng của nhà thơ khi tác giả hồi tưởng lại số phận “ hồng nhan bạc phận” của nàng Tiểu Thanh. Đồng thời, đâu cũng chính là tiếng khóc thương thay cho chính số phận của mình. Xuân hạ thu đông bốn mùa luân chuyển tác giả xót thương thay thân phận người phụ nữ tài hoa xinh đẹp rồi cũng bị phai tàn theo năm tháng. Đọc mảnh giấy tàn bên khung cửa sổ mà lòng thổn thức.

Hai câu thơ tiếp theo toát lên sự thương xót của nhà thơ cho tài năng và nhan sắc của nàng Tiểu Thanh, hình ảnh mang đầy tính biểu tượng:

“Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư”

Dịch nghĩa

“Son phấn có thần chôn vẫn hận
Văn chương không mệnh đốt còn vương”

Tác giả mượn hình ảnh để ngụ ý câu nói của mình.“Son phấn” vật trang điểm của phụ nữ mục đích để làm đẹp ngụ ý chính là biểu tượng sắc đẹp của nàng Tiểu Thanh”. “ Văn chương” tượng trưng cho tài năng của nàng. Tác giả đã thổi hồn thơ vào những vật vô tri vô giác để thấy được nỗi lòng của nàng Tiểu Thanh. Ở một nơi không có tình người, một xã hội phong kiến thối nát với toàn những con người vô lương tâm  sự ghen tuông, lòng đố kỵ đã làm mất đi tuổi thanh xuân đẹp đẽ nhất cuộc đời người mà lẽ ra nàng phải có được, để rồi giờ đây chỉ còn những nỗi hận. Những bút tích của nàng cuối đời cũng bị đốt hết đi chỉ còn vương lại một số bài.  Câu thơ thể hiện một nhận thức vô cùng rõ nét trước cuộc đời người con gái xinh đẹp tài hoa của tác giả Nghuyễn Du.

>> Xem thêm:  Bình luận câu nói của nhà triết học Các Mác: “Tình bạn chân chính là viên ngọc quý”.

Trong những câu thơ tiếp theo nỗi oan của Tiểu Thanh không phải chỉ của riêng nàng mà còn là kết cục chung của những người có tài:

“Cổ kim hận sự thiên nan vấn

Phong vận kỳ oan ngã tự cư”

Dịch nghĩa

“Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi

Cái án phong lưu khách tự mang”

Số phận mà nàng phải gánh chịu dường như không ai hiểu thấu bằng trời xanh. “ Trời khôn hỏi” ý muốn nói câu hỏi mà nàng luôn hỏi ông trời, oán trách sao số phận mình lại cay nghiệp đến vậy nhưng câu hỏi đi mà chẳng có được lời đáp trả nào. Nàng dương như tự ngẫm và xót thương cho số phận bản thân mình. Câu thơ đã giúp ta hình dung rõ cuộc sống của những nạn nhân chế độ phong kiến, dồn nén thái độ bất bình uất ức ủa nhà thơ với thời cuộc. Nàng có tài, có sắc nhưng lại không thể hưởng an vui. Ngưòi mắc “kỳ oan” đã được Nguyễn Du nói lời thay để trong từng câu thơ, câu chữ như sống lại cuộc đời bế tắc đau khổ của nàng. Đây cũng chính là cái nhìn thương cảm của tác giả đối với bản thân mình.

Hai câu thơ cuối đã khép lại bài thơ với những nỗi lòng của tác giả:

“Bất tri tam bách dư niên hậu

Thiên hà hà nhân khấp Tố Như”

Dịch nghĩa

Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa

Người đời ai khóc Tố Như chăng

Bằng giọt lệ chân thành của trái tim Nguyễn Du đã khóc nàng Tiểu Thanh. Tiếng khóc như sự đồng cảm đối với số phận của nàng. Rồi sau này, ai sẽ là nhớ và khóc thay nàng nữa. Một câu hỏi tu từ đặt ra đầu sự trăn trở khiến người đọc phải se lòng khi ngẫm. Bài thơ cho thấy niềm thương cảm của Nguyễn Du đối với con người mênh mông biết chừng nào. Đồng thời xót thương thay cho chính số phận của mình.

Bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” phản ánh rõ ràng về một xã hội đầy rẫy sự bất công và tàn độc và số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội phong kiến . Đây cũng chính là tấm lòng nhân đạo của tác giả cảm thông với mỗi số phận tài hoa bạc mệnh của con người trong xã hội.

Bùi Thị Chung

Bài viết liên quan