[Văn mẫu học trò] Phân tích bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương


[Văn mẫu học trò] Phân tích bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả Hồ Xuân Hương và những đóng góp văn học tiêu biểu

– Nổi bật nhất trong những sáng tác của nữ sĩ họ Hồ là bài thơ Tự tình II- miêu tả tâm trạng bất lực, chán chường, tuyệt vọng của người phụ nữ bị quy định bởi lề thói phong kiến của xã hội xưa

2. Thân bài

Phân tích bài thơ theo hình thức: Đề – thực – luận – kết

Hai câu đề

– Không gian: Vắng lặng, yên tĩnhà Cô đơn, quạng hiu, lấy động tả tĩnh.

-Thời gian: “Đêm khuya”: con người đối diện với chính mình.

– Âm thanh:Văng vẳng” => Từ xa vọng lại dồn dập.

“Trơ”: Trơ trọi, lẻ loi, cô đơn => Bẽ bàng của duyên phận

+ Kết hợp từ “cái hồng nhan”: Vẻ đẹp của người phụ nữ bị rẻ rúng.

+ Nghệ thuật đảo ngữ => Bản lĩnh của Hồ Xuân Hương.

+ Hình ảnh đối lập : Cái hồng nhan >< nước non

=> Nỗi cô đơn khủng khiếp của con người.

=> Cảm giác cô đơn, trống vắng trước vũ trụ và tủi hổ, bẽ bàng trước cuộc đời.

Hai câu thực

– Mượn rượu để giải sầu: “Say rồi lại tỉnh” => vòng quẩn quanh, không lối thoát.

– Ngắm vầng trăng: trăng xế bóng – khuyết – chưa trònà sự muộn màng, dở dang của nhà thơ.

– Nghệ thuật đối => Tô đậm nỗi sầu đơn lẻ của người muộn màng, lở dở.

=> Nỗi xót xa, cay đắng cho duyên phận lỡ làng.

Hai câu luận

-Nghệ thuật đối

– Nghệ thuật đảo ngữ => mạnh mẽ, dữ dội, quyết liệt.

– Động từ : “xiên” , “đâm”+ bổ ngữ “ngang”, “toạc”=> cách dùng từ độc đáo, sự phản kháng của thiên nhiên.

=>Tâm trạng phẫn uất, phản khảng của HXH.

Hai câu kết

– Cách dùng từ

+ Xuân: mùa xuân, tuổi xuân

+ Ngán: chán ngán, ngán ngẩm

=> Mùa xuân tuần hoàn, tuổi xuân không bao giờ trở lại. Mảnh tình: ít ỏi, nhỏ bé.

-Thủ pháp nghệ thuật tăng tiến: Mảnh tình –san sẻ- tí con con.

+Âm điệu: như một tiếng thở dài.

=> Sự ngán ngẩm, buông xuôi, phó mặc cho số phận.

=> Tâm trạng chán chường, buồn tủi mà cháy bỏng khát vọng hạnh phúc, cũng là nỗi lòng của người phụ nữ trong XHPK xưa.

3. Kết bài

Nêu nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

Nghệ thuật

– Từ ngữ độc đáo, sắc nhọn

– Cảnh sinh động

– Ngôn ngữ đời thực được đưa vào thơ

Ý nghĩa của văn bản

Bản lĩnh của Hồ Xuân Hương được thể hiện qua tâm trạng đầy bi kịch, buồn tủi, éo le, khát khao được sống hạnh phúc.

phan tich bai tho tu tinh 2 - [Văn mẫu học trò] Phân tích bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương

Phân tích bài thơ Tự tình 2

Bài văn tham khảo

Văn học trung đại Việt Nam xuất hiện nhiều tác giả nổi bật, nhưng hiếm có nhà thơ nào lại để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm trí độc giả về một giọng thơ cá tính, độc đáo quăng thẳng vào chế độ phong kiến những lời lên án sắc lạnh, đó là kì nữ kì tài Hồ Xuân Hương với những câu thơ khiến người đọc phải lưu tâm:

>> Xem thêm:  Phân tích bút pháp lãng mạn trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

Qủa cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương mới quệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Dừng xanh như lá bạc như vôi

Giọng thơ cá tính, sắc sảo của Hồ Xuân Hương khiến người đọc phải suy ngẫm, trong số những tác phẩm để lại cho đời, bài thơ Tự tình II là một trong những bài thơ nổi bật, nêu rõ tâm trạng chán chường, cô đơn lạnh lẽo của kiếp hồng nhan bạc phận.

Bài thơ như sau:

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn

Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn

Ngán nỗi xuân  đi xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con

Mở đầu bài thơ tác giả đề cập đến không gian vắng lặng, yên tĩnh, trong khoảng không giaN ấy vẳng lên tiếng trống dồn dập từ xa vọng lại, tiếng trống ấy phá tan sự yên tĩnh của đêm, khiến cho người đọc có dự cảm chẳng lành. Thủ pháp lấy động tả tĩnh đã hé lộ cho người đọc biết được tâm sự của một người con gái cô đơn, trơ trọi giữa cuộc đời. Tác giả viết tiếp: Trơ cái hồng nha với nước  non, bằng biện pháp đảo ngữ tác giả đã làm nổi bật hình ảnh một người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng lại phải chịu cảnh cô đơn một mình. Người con gái này mang trong mình tâm sự trĩu lòng. Không biết giãi bày cùng ai, nàng đành mượn rượu giải sầu. Tác giả sử dụng cum từ cái hồng nhan, có ý ám chỉ người con gái đẹp chỉ là một món đồ, món hàng để mua vui, bởi từ cái được dùng gắn liền với những đồ vật, ở đây tác giả đã sử dụng từ ngữ ấy lột tả tình cảnh của người con gái, là thú vui của người đàn ông không hơn không kém dù là tài sắc vẹn toàn. Nhận thức được điều đó, người con gái ấy đau khổ, cô đơn tuyệt vọng cùng cực nhưng không biết chia sẻ điều này với ai, nàng đành mượn rượu để bày tỏ lòng mình: Chén rượu hương đưa say lại tỉnh/ Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn. Chén rượu nồng cứ đưa lên nhấc xuống thành một vòng luẩn quẩn không thể chấm dứt được tình trạng này của người con gái. Thời gian cứ trôi đi không ngừng lại, mỗi khoảnh khắc trôi qua lòng người con gái nặng trĩu vì những bộn bề lo toan của cuộc đời, hình ảnh vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn cho thấy cuộc đời không trọn vẹn còn nhiều dở dang, hình ảnh vầng trăng nói về sự muộn màng dang dở của nhà thơ. Cuộc đời của Hồ Xuân Hương không phải là cuộc đời trọn vẹn, mà bà gặp rất nhiều biến số thăng trầm trong cuộc sống, càng tài giỏi, càng xinh đẹp thì bà lại càng cô đơn, đau khổ, suốt cuộc đời mình bà không có lấy một tấm chồng trọn vẹn mà phải chịu kiếp làm lả san sẻ tình yêu của mình cho người khác, vì thế trong thơ bà đã từng thốt lên: Chém cha cái kiếp lấy chồng chung, câu thơ là tiếng thở dài, là lời vọng từ trái tim và tâm can của một người thấu hiểu lẽ đời và trải qua nhiều biến cố thăng trầm trong cuộc sống. Dù xinh đẹp, tài giỏi nhưng Hồ Xuân Hương vẫn không tránh khỏi số mệnh đau khổ, phũ phàng bị đọa đầy về thâm xác lẫn tâm hồn. Nỗi lòng ấy người đời không hề thấu hiểu, người chồng cũng không hay nên bà dồn tất cả những điều đó vào những câu thơ tâm tình, mong rằng hậu thế sẽ hiểu rõ tâm sự của mình, tình cảnh của mình mà cảm thông mà xót thương và tìm thấy tấm lòng tri âm tri kỉ. Bốn câu thơ trên đã tô đậm tình cảnh lẻ loi cô đơn, quạnh quẽ của người phụ nữ có chồng cũng như không, và những câu thơ tiếp theo người đọc sẽ cùng nhau chứng kiến sự bừng tỉnh của một tâm hồn một cá tính sắc sảo không chịu khuất phục những bất công ở cuộc đời, mà chỉ muốn vươn lên khẳng định cá tính, bản chất của mình:

>> Xem thêm:  Anh chị hãy cho biết cảm nhận của nhà thơ về thời gian Vội vàng?

Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

Đâm toạc chân mấy đá mấy hòn

Bằng việc sử dụng những động từ mạnh: Xiên ngang, đâm toạc, người đọc thấy được sự bất lực của tác giả bị dồn nén đã lâu nay bộc phát muốn đứng lên để tự khẳng định chính mình. Nghệ thuật đối và nghệ thuật đảo ngữ góp phần làm rõ hơn tinh thần phản kháng của Hồ Xuân Hương, người con gái ấy muốn thoát khỏi những ràng buộc của hoàn cảnh của lễ giáo phong kiến để có thể tự khẳng định chính mình, tự làm mình được mọi người nể phục biết đến. Nhưng sự thật cuộc đời đâu như nàng mong muốn, nàng càng cố gắng thoát khỏi cái lồng chật hẹp đang vương vào mình bao nhiêu thì lại càng bị đè nén bấy nhiêu, cuộc đời không dành cho Xuân Hương nhiều ưu ái mà dường như đã cột chặt nàng vào số mệnh hẩm hiu, cay đắng tột cùng, để đến cuối bài thơ chúng ta chỉ còn nghe thấy tiếng thở than ngao ngán choa cuộc đời, cũng là tiếng thở dài cho một thân phận buồn tủi, cô đơn:

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con

Xuân là mùa đẹp nhất trong năm, cũng là mùa chỉ sức sống của một người con gái, rất nhiều nhà thơ đã thử bút mình về mùa xuân, nhưng mùa xuân trong thơ Hồ Xuân Hương không đem lại sự tươi trẻ, hạnh phúc mà chỉ để lại nỗi chán ngán, mùa xuân tuổi xuân của nàng trôi đi một cách vô nghĩa không mục đích, không ý nghĩa, chỉ để lại tiếng thở dài cho số phận hẩm hiu, bất hạnh. Và theo dòng đời xô đẩy, Hồ Xuân Hương không thể cưỡng lại số phận mà đành chấp nhận thực tại đau khổ của mình để tiếp tục sống, tiếp tục chịu đựng. Là một người phụ nữ cá tính sắc sảo nhưng không vì những biến thiên dâu bể của cuộc đời mà Hồ Xuân Hương đánh mất đi bản lĩnh, cá tính của mình, dường như cuộc đời càng khắt khe với nàng thì nàng lại càng mạnh mẽ, trưởng thành để tiến lên để vượt qua những khó khăn tủi cực mà đời ban tặng. Chính vì thế trong mỗi bài thơ của Xuân Hương chúng ta nhìn thấy một cá tính không dễ gì bị khuất phục mà ngược lại luôn muốn vươn lên để khẳng định mình, khẳng định ý chí, những nỗ lực của chính mình. Bài thơ tự tình II như tiếng thở dài não nuột về tình cảnh của những người phụ nữ trong xã hội xưa, nhưng đồng thời là tiếng nói tìm kiếm những tâm hòn đồng cảm với số phận tình cảnh của những người phụ nữ trong xã hội cũ. Cùng với Tự tình tình 1, hai bài thơ đã phần nào phản ánh số phận và hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa, đồng thời những câu từ trong bài thơ như thúc giục những người phụ nữ hãy bừng tỉnh nhận rõ những đau khổ của mình để vươn lên khẳng định chính bản thân mình:

>> Xem thêm:  Quan niệm của Nguyễn Du về đồng tiền trong Truyện Kiều và quan niệm của anh chị về đồng tiền trong cuộc sống hôm nay.

TỰ TÌNH (BÀI 1)

Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,

Oán hận trông ra khắp mọi chòm.

Mõ thảm không khua mà cũng cốc

Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?

Trước nghe những tiếng thêm rền rĩ,

Sau giận vì duyên để mõm mòm.

Tài tử văn nhân ai đó tá?

Thân này đâu đã chịu già tom!

Bằng ngôn từ đọc đáo, sắc nhọn bằng những hình ảnh bình dị đời thường được đưa vào thơ, bài thơ đã khẳng định bản lĩnh sống của Hồ Xuân Hương dù phải ở trong hoàn cảnh éo le buồn tủi và ẩn đằng sau đó là tâm hồn người phụ nữ khát khao được vươn lên, được tự khẳng định mình trong cuộc đời. Hồ Xuân Hương đã để lại dấu ấn đậm sâu trong lòng bạn đọc.

Hoàng Bạch Diệp

Bài viết liên quan