[Văn mẫu học trò] Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc


[Văn mẫu học trò] Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài:

Tố Hữu: là một nhà thơ lớn, một nhà thơ trữ tình chính trị, thơ ông luôn phản ánh những chặng đường đấu tranh gian khổ song cũng nhiều thắng lợi của dân tộc.

Bài thơ Việt Bắc: là bài thơ xuất sắc của Tố Hữu tổng kết về cuộc kháng chiến anh hùng của dân tộc, là lời tri ân sâu nặng về tình nghĩa cách mạng.

– Bức tranh tứ bình được xem là những vần thơ tuyệt bút trong bài thơ Việt Bắc.

 2. Thân bài

 Khái quát chung về bài thơ Việt Bắc

– Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1954 sau hiệp định giơnevơ Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu từ Việt Bắc đến thủ đô Hà Nội, Tố Hữu đã viết bài thơ này.

– Những câu thơ trong bức tranh tứ bình là lời của người ra đi gửi đến người ở lại.

– Hai câu thơ đầu của đoạn thơ là lời ướm hỏi của người ra đi băn khoăn về tình cảm ở lại với mình để từ đó giãi bày tâm tư, nỗi nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc.

 Bức tranh mùa đông

– “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”: sử dụng bút pháp chấm phá: nổi bật trên nền xanh rộng lớn của núi rừng là màu đỏ của hoa chuối (màu đỏ hoa chuối gợi liên tưởng đến hình ảnh ngọn đuốc xua đi cái lạnh của của núi rừng mùa đông) và màu vàng của những đốm nắng.

– “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”: hình ảnh tia nắng ánh lên từ con dao gài thắt lưng gợi dáng vẻ khỏe khoắn, lớn lao của người lao động, với tâm thế làm chủ thiên nhiên, cuộc sống.

 Bức tranh mùa xuân

– “Ngày xuân mơ nở trắng rừng”: màu trắng tinh khôi của hoa mơ tràn ngập không gian núi rừng, thiên nhiên tràn đầy sức sống khi xuân về.

–  “Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”, “chuốt từng sợi giang”: hành động chăm chút, tỉ mỉ với từng thành quả lao động của mình.

=> – Người lao động hiện lên với vẻ đẹp tài hoa, khéo léo và cần mẫn.

 Bức tranh mùa hạ

– “Ve kêu rừng phách đổ vàng”: toàn bộ khung cảnh thiên nhiên như đột ngột chuyển sang sắc vàng qua động từ “đổ”

+ Có thể liên tường màu vàng hòa quyện với tiếng ve kêu tưng bừng, đầy sức sống.

+ Cũng có thể chính tiếng ve đã đánh thức rừng phách nở hoa.

– “Nhớ cô em gái hái măng một mình”: “cô em gái”: cách gọi thể hiện sự trân trọng, yêu thương của tác giả với con người Việt Bắc, hình ảnh cô gái hái măng một mình thể hiện sự chăm chỉ, chịu thương chịu khó cua con người Việt Bắc.

 Bức tranh mùa thu

– “Rừng thu trăng rọi hòa bình”: ánh trăng nhẹ nhàng chiếu sáng núi rừng Việt Bắc, đó là ánh sáng của “hòa bình”, niềm vui và tự do.

>> Xem thêm:  Phân tích và làm sáng tỏ nhận định bài thơ Nam quốc sơn hà có giá trị như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam

– Con người say sưa cất tiếng hát, mộc mạc, chân thành, có tấm lòng thủy chung, nặng ân tình.

Nêu cảm nhận chung về bức  tranh tứ bình:

Nghệ thuật tứ bình tạo sự cân đối hài hòa và có tác dụng khắc họa toàn diện vẻ đẹp của đối tượng, bốn bức tranh trên tôn lên giá trị của nhau, không thể tách riêng, chúng là bức tranh tuyệt sắc có sự hòa quyện giữa con người và thiên nhiên

3. Kết bài:

– Khái quát lại những nét nghệ thuật đặc sắc và phong cách thơ Tố Hữu: tính dân tộc đậm đà (thể thơ lục bát, kết cấu đối đáp trong văn học dân gian, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh thơ gần gũi, giọng thơ thiết tha.)

phan tich buc tranh tu binh trong bai tho viet bac to huu - [Văn mẫu học trò] Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc

Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc

Bài văn tham khảo

Tố Hữu được tôn vinh là “nhà thơ của cách mạng”, “nhà thơ của nhân dân”, “ngọn cờ chiến đấu của thơ ca cách mạng Việt Nam”, “người có công đầu xây dựng nền thơ ca cách mạng Việt Nam”,”một cuộc đời trọn vẹn với Cách mạng – Nghệ thuật – Tình yêu”, “một viên ngọc trong nền văn hóa Việt Nam”, “nhà thơ của chủ nghĩa nhân văn cách mạng”, v.v. Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu nói riêng, của thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung. : Năm 1954 sau hiệp định giơnevơ Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu từ Việt Bắc đến thủ đô Hà Nội, Tố Hữu đã viết bài thơ này.. Cả bài thơ là một niềm hoài niệm nhớ thương tuôn chảy về những năm tháng ở chiến khu Việt Bắc rất gian khổ nhưng vui tươi hào hùng. Nhưng có lẽ để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong bài ca Việt Bắc có lẽ là đoạn thơ về bức tranh tứ bình:

“Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

Mở  đầu đoạn thơ là lời hỏi tâm tình của người ra đi với người ở lại. Điệp ngữ “ta về” mở đầu cho hai câu thơ như đặt ra những nỗi niềm của người từ giã. Cách xưng hô “Ta” và “mình” thể hiện tình quân dân, nhưng với ngôn ngữ mộc mạc, thể hiện sự gắn bó như người thân trong một gia đình, như những người bạn tri kỷ lâu năm. Người ra đi khẳng định tình cảm của mình bằng nỗi nhớ mà là nhớ về những gì đẹp nhất của Việt Bắc. Đó là hoa và người. Hoa là thứ đẹp nhất của thiên nhiên, còn người ta lại là “hoa của đất”. Hoa và người đứng cạnh nhau như thể đang đề cao vẻ đẹp của người Việt Bắc họ tựa như những bông hoa giữa núi rừng đại ngàn.

>> Xem thêm:  Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ Tháng riêng ăn nghiêng bồ thóc văn 12

Tranh tứ bình là một trong những loại hình rất phổ biến trong nghệ thuật trung đại. Nó thường là một bộ tranh gồm bốn bức mô tả bốn mặt của một đối tượng nào đấy. Vì vậy, tự nó đã cố tính hoàn chỉnh riêng. Thậm chí tự nó là một cách khái quát riêng, một thế giới riêng. Ta đã từng gặp những bộ tứ bình như: tùng – trúc – cúc – mai, xuân – hạ – thu – đông (tứ quý), ngư – tiều – canh – mục, long – li – quy – phượng, cầm – kỳ – thi – hoạ…

Mở đầu bức tranh tứ bình của Tố Hữu là bức tranh mùa đông với hình ảnh của rừng xanh hoa chuối:

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.”

Gam màu cơ bản của bức tranh này là màu xanh. Đó là một màu xanh mênh mông và trầm tĩnh của rừng già. Nó gợi ra hình ảnh một xứ sở êm đềm, lặng lẽ, tĩnh. Nhưng trên cái nền xanh ấy, chúng ta nhìn thấy hình ảnh hoa chuối rừng bập bùng cháy như những bó đuốc. Màu đỏ tươi của hoa chuối làm xoa dịu đi cái lạnh lẽo, u ám của thiên nhiên núi rừng nơi đây. Trên nền cảnh ấy, hình ảnh con người xuất hiện: “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”. Người đứng trên đỉnh đèo cao, ánh nắng chiếu vào lưỡi dao trên thắt lưng, loé sáng. Một cảnh hoa là một dáng điệu người, mỗi dáng điệu toát lên một phẩm chất của người Việt Bắc.

Bức tranh thứ hai:

“Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuối từng sợi gang.”

Đến bức tranh thứ hai này, nền xanh trầm tĩnh đã nhường chỗ cho nền trắng tinh khiết của hoa mơ rừng. Hai chữ “trắng rừng” khiến cảnh rừng như bừng sáng. Phải nói rằng đây là một hình ảnh có sức ám ảnh lớn đối với hồn thơ Tố Hữu. Việt Bắc trong nỗi nhớ của Tố Hữu dường như không thể thiếu được sắc hoa này. Về sau, trong bài “Theo chân Bác”, Tố Hữu sẽ viết:

Ôi sáng xuân nay, xuân 41

Trắng rừng biên giói nở hoa mơ.

Từ hình ảnh hoa chuối rừng đỏ tươi sang sắc hoa mơ trắng trong tinh khiết, thể hiện không khí mùa xuân đang ngập tràn trên mảnh đất Tây Bắc. Hoa mơ chính là dấu hiệu báo trước khi mùa xuân tới, bởi loại hoa này thường chỉ ra vào mùa xuân, giống như hoa đào và hoa mai. Hình ảnh một rừng hoa mơ trắng thơm ngát quyến rũ, làm say đắm lòng người được gợi mở trong câu thơ làm cho người đọc ngây ngất trước cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đây, Trên nền trời trắng tinh khôi ấy hiện lên hình ảnh người lao động với công việc cần mẫn” chuốt từng sợi gang”. Chuốt gang là một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhẹ nhàng và khéo léo, đòi hỏi độ chính xác rất cao. Người lao động đòi hỏi phải có đôi bàn tay khéo léo cùng sự kiên trì rất cao mới có thể làm việc Đó cũng chính là những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Bắc hào hùng nhưng cũng rất hào hoa.  Qua hai bức tranh tác giả đã cho thấy hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp nhưng luôn gắn liền với những con người nơi đây.

>> Xem thêm:  Chủ đề lớn nổi bật trong thơ 1945 - 1975 là chủ đề Tổ quốc, nhưng lại được biểu hiện ở nhiều nội dung khác nhau và tiếng nói thơ khác nhau. Qua những bài thơ đã học, hãy nêu cảm nhận của mình về những tiếng nói thơ đã làm phong phú thêm chủ đề Tổ quốc đó

Mùa hè đến, tiếng ve rộn rã vang lên khắp núi rừng:

“Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình”

Mùa hè là mùa sôi động, nó khác hẳn với sự ấm áp của mùa đông, sự tinh khôi của màu xuân, khi mùa hè tới .Rừng núi Việt Bắc râm ran tiếng ve kêu, màu vàng của hổ phách kết hợp với tiếng ve khiến cho thiên nhiên nơi đây. Tiếng ve đã phá vỡ sự tĩnh lặng, thể hiện sự chuyển biến thời gian mạnh mẽ. Một chữ “đổ” tài tình. Tiếng ve kêu như trút xuống “đổ” xuống thúc giục ngày hè trôi nhanh, làm cho rừng phách thêm vàng. “Cô em gái hái măng một mình” vẫn không cảm thấy lẻ loi, vì cô đang lao động giữa nhạc rừng, hái măng để góp phần “nuôi quân” phục vụ kháng chiến. Cô gái hái măng là một nét trẻ trung, yêu đời trong thơ Tố Hữu.

Kết thúc bức tranh tứ bình là bức tranh mùa thu:

“Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”

Hình ảnh mùa thu trên núi rừng Việt Bắc thật dịu dàng, nên thơ trữ tình hình ảnh ánh trăng hòa bình, sáng trong nên thơ thể hiện sự tròn đầy, chung thủy trước sau như một của người dân nơi đây với cách mạng, với những chiến sĩ anh dũng đã hy sinh thân mình để bảo vệ dân tộc, bảo vệ mảnh đất thân yêu này. Ở đây không có tiếng chuông báo thắng trận nhưng lại vang lên tiếng hát. Đó là tiếng hát trong trẻo của đồng bào dân tộc, là tiếng hát nhắc nhở thủy chung ân tình. Đây cũng chính là tiếng hát của Việt Bắc của núi rừng của tình cảm mười lăm năm gắn bó thiết tha mặn nồng.

Chỉ với 5 cặp câu thơ lục bát giản dị và thân thuộc, Tố Hữu đã làm hoàn chỉnh bức tranh tuyệt mỹ của núi rừng và khép lại đoạn thơ bằng tiếng hát “ân tình thủy chung” gợi cho người về và cả người đọc những rung động sâu xa của tình yêu quê hương đất nước.

Xuân hạ thu đông bốn mua lay chuyển. Con người chỉ một lần sinh ra và một lần mất đi vĩnh viễn vào giới hư vô. Thế nhưng, những gì là thơ ca, là nghệ thuật đích thực thì còn mãi với thời gian. Tố Hữu đã ra đi nhưng sự nghiệp thi ca của ông vẫn còn mãi với đời, còn mãi với thời gian. Bài thơ Việt Bắc nói chung và bức tranh tứ bình nói chung sẽ mãi là những vẫn thơ “ tuyệt mĩ” trong nền văn học nước nhà.

Nguyễn Thị Thu Trang

Bài viết liên quan