[Văn mẫu học trò] Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du


[Văn mẫu học trò] Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài:

– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

2. Thân bài:

2.1. Khát vọng và ý chí lên đường của Từ Hải.

–  Sáu tháng vui hưởng hạnh phúc bên Thúy Kiều, Từ Hải đã lại động lòng bốn phương, dứt khoát lên đường, tiếp tục sự nghiệp lớn lao đang còn dang dở.

– Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong dứt áo ra đi.

– “Bốn phương”, “trời bể mênh mang”: Không gian vũ trụ mênh mông, rộng lớn nâng tầm vóc người anh hùng lên tầm vũ trụ.

– Từ “ thoắt” thể hiện quyết định nhanh chóng, dứt khoát của chàng.

2.2. Cuộc đối thoại giữa Thúy Kiều và Từ Hải.

a) Lời của Thúy Kiều:

– Nàng nguyện được đi theo chồng, được chăm lo cùng chồng gánh vác mọi chuyện.

–  Mong muốn ấy vô cùng chính đáng bởi lẽ nữ nhi lấy chồng thì phải theo chồng.

b) Lời dứt khoát của Từ Hải:

– “Nữ nhi thương tình”: Thói nữ nhi tầm thường.

=> Ngoài kia sao tránh khỏi nhiều điều rủi ro tai họa chàng lại càng không muốn vướng bận bởi tình cảm nam nữ

–  Khi thấy “ mười vạn tinh binh”, “ tiếng chiêng”, “bóng quân lính”  là lúc chàng trở về cùng với cơ đồ cất công dựng xây của mình.

2.3. Lòng quyết tâm ra đi của Từ Hải 

– Hình ảnh ẩn dụ: “chim bằng”: Là loài chim quý tượng trưng co người anh hùng.

– Khao khát của Từ Hải muốn được tung hoành rong bốn bể để thực hiện ước mơ công lí chứ không bao giờ nhằm mục đích thiết lập một ngai vàng quyền lực tầm thường.

3. Kết bài:

– Đoạn trích “Chí khí anh hùng” chứa đựng tấm lòng nhân đạo, lời tố cáo đanh thép đối với xã hội phong kiến và phản ảnh chân thực giấc mơ tự do công lí của nhân vật Từ Hải.

– Thấy được tài năng xây dựng nhân vật dựng bằng bút pháp ước lệ tượng trưng cùng với ngôn ngữ hàm súc, mang tính biểu đạt cao lí tưởng và độc đáo cyar Nghuyễn Du.

phan tich doan trich chi khi anh hung - [Văn mẫu học trò] Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng

Bài làm chi tiết

>> Xem thêm:  Đọc thêm: Tinh thần thể dục

Nguyễn Du-  đại thi hào dân tộc. Ông nhìn đời với con mắt của một người đứng giữa dông tố cuộc đời và điều đó khiến tác phẩm của ông chứa một chiều sâu chưa từng có trong văn học Việt Nam trung đại. Tác  phẩm nổi tiếng làm lên tên tuổi ông chính là “ Đoạn trường tân thanh” hay ngắn gọn là “ Truyện Kiều”. Tác phẩm chứa đựng tấm lòng nhân đạo, lời tố cáo đanh thép đối với xã hội phong kiến và phản ảnh chân thực giấc mơ tự do công lí mà bài thơ “Chí khí anh hùng” có được.

Đoạn trích  “Chí khí anh hùng” là trích đoạn thuộc phần “Gia biến và lưu lạc” nằm ở vị trí câu 2213 đến câu 2230 thể hiện lí tưởng về người anh hùng của tác giả. Trải qua nhiều sóng gió, Thúy Kiều đã gặp được Từ hải nàng được Từ Hải chuộc khỏi nơi kĩ nữ và trả lại cho nàng sự tự do xứng đáng.  Đoạn trích nói về Từ Hải, một hình tượng nhân vật lí tưởng với những nét tính cách đẹp đẽ, sinh động muốn được tung hoành  rong bốn bể để thực hiện ước mơ công lí .

Bốn câu thơ đầu của đoạn trích đã thể hiện khát vọng dứt khoát lên đường vì sự nghiệp của Từ Hải :

“Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương
Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”.

Thời gian nửa năm cuộc hôn nhân của họ đang hạnh phúc hơn bao giờ hết. Ấy vậy mà, chỉ mới sáu tháng vui hưởng hạnh phúc bên Thúy Kiều, Từ Hải đã lại động lòng bốn phương, dứt khoát lên đường, tiếp tục sự nghiệp lớn lao đang còn dang dở. Nam nhi trong xã hội xưa muốn được công nhận thì phải có công danh, sự nghiệp, có được những công trạng lớn lao vì thế chàng quyết định không chút do dự từ biệt Thúy Kiều và lập tức một mình với thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong dứt áo ra đi. Lòng bốn phương ở đây có thể hiểu là ý chí lập công danh, sự nghiệp của kẻ làm trai trong xã hội phong kiến.Từ “ thoắt” thể hiện quyết định nhanh chóng, dứt khoát của chàng.  Trông về trời bể mênh mông, công danh sự nghiệp chưa thành chàng – một nam nhi trượng phu sẽ chẳng có gì ngăn cản được trí lớn của Từ Hải.

>> Xem thêm:  MS133 - Hãy tưởng tượng và kể lại cuộc đời cô Tấm sau khi trở về hoàng cung

Trước sự ra đi kiên quyết của Từ Hải, Thúy Kiều xin nguyện được đi theo để được chăm sóc, lo lắng cho chàng:

“Nàng rằng: Phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”

Mong muốn ấy vô cùng chính đáng bởi lẽ nữ nhi lấy chồng thì phải theo chồng. Trong xã hội phong kiến xưa kia, dưới sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tư tưởng Nho giáo đã thể chế hóa bằng “đạo Tam tòng”: Tại gia tòng phụ; xuất giá tòng phu; phu tử tòng tử tức ý nói nhà theo cha; lấy chồng theo chồng; chồng chết theo con trai. Nàng nguyện được đi theo chồng, được chăm lo cùng chồng gánh vác mọi chuyện. Dù là vậy nhưng chàng muốn quyết ra đi một mình tìm công danh sự nghiệp, ngoài kia sao tránh khỏi nhiều điều rủi ro tai họa chàng lại càng không muốn vướng bận bởi tình cảm nam nữ và cũng là muốn bảo vệ nàng Kiều khỏi những hiểm nguy nơi chiến trường nên đã từ chối. Mong muốn nàng ở quê nhà đợi mình để rồi sau này chàng sẽ trở về. Vậy nên, chàng đã lấy lí lẽ và đáp rằng:

“Từ rằng: Tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”

Tâm phúc tương tri  có nghĩa biết nhau từ trong thâm tâm, hiểu rõ bụng dạ của nhau. Nàng và Từ Hải đã rõ hết nỗi lòng của nhau vậy mà lại chưa thể thoát khỏi nư nhi thường tình. Đây cũng có thể xem như một lời trách Thúy Kiều đã hiểu được tâm tư của chàng muốn lập công danh nhưng vẫn vấn vương chuyện tình cảm, đồng thời động viên nàng nên vượt qua sự cô đơn khó khăn để hướng về tương lai tươi đẹp sau khi chàng trở về. Khi thấy “ mười vạn tinh binh”, “ tiếng chiêng”, “bóng quân lính”  là lúc chàng trở về cùng với cơ đồ cất công dựng xây của mình. Lúc đó chàng sẽ rước nàng nghi gia.  Từ Hải là con người rất mực tự tin câu nói như một lời khẳng đinh, kiên quyết của một người nam nhi đại trượng phu.

>> Xem thêm:  Phân tích Nỗi sầu oán của người cung nữ trích “Cung oán ngâm” của Nguyễn Gia Thiều- Văn 10

“Bằng ngay bốn bể là nhà
Theo càng thêm bận, biết là đi đâu
Đành lòng chờ đó ít lâu
Chầy chăng là một năm sau vội gì”

Dứt áo ra đi bốn bể mênh mông đâu cũng là nhà, là nơi dừng chân của nam nhi đại trượng phu. Chí lớn tung hoành bốn phương, con đường phía trước sẽ gặp rất nhiều khó khăn bão tố phong ba. Vậy nên chàng lo lắng nay nàng theo chàng sẽ càng thêm vướng bận và gặp nhiều rủi do vốn có trên đường đi cùng chàng. Từ Hải đã khẳng định muộn thì cũng không quá một năm, nhất định sẽ trở về với cả một cơ đồ to lớn. Vậy nên nàng không cần lo lắng và vội vàng hãy cứ yên tâm ở nhà đợi Từ Hải lập công danh sự nghiệp.

Hai câu thơ cuối đoạn càng khẳng định thêm quyết tâm lên đường của Từ Hải :

“Quyết lời dứt áo ra đi

Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”

Chàng dứt áo ra đi thể hiện một sự quyết tâm không chút do dự mà lên đường. Khao khát của Từ Hải muốn được tung hoành rong bốn bể để thực hiện ước mơ công lí chứ không bao giờ nhằm mục đích thiết lập một ngai vàng quyền lực tầm thường. Hình ảnh gió mây gợi sự mênh mông, hùng vĩ trước sự ra đi của đấng nam nhi. Từ Hải hiện lên với tư thế sánh ngang tầm vũ trụ tự do tung hoàng.

Đoạn trích “Chí khí anh hùng”  thấy được thành công to lớn của Nguyễn Du chính là tài năng xây dựng nhân vật dựng bằng bút pháp ước lệ tượng trưng cùng với ngôn ngữ hàm súc, mang tính biểu đạt cao lí tưởng và độc đáo.  Nhân vật Từ Hải xuất hiện nổi bật với những phẩm chất phi thường và khát vọng cao đẹp của người anh hùng ước mơ hướng tới công lí.

Bùi Thị Chung

Bài viết liên quan