[Văn mẫu học trò] Phân tích nhân vật Chiến trong truyện Những đứa con trong gia đình


[Văn mẫu học trò] Phân tích nhân vật Chiến trong truyện Những đứa con trong gia đình

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài:

Giới thiệu tác giả tác phẩm, giới thiệu nhân vật.

2. Thân bài:

Hoàn cảnh sáng tác:

 – Ra đời vào những năm mà cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ và tay sai bước vào giai đoạn gay go, ác liệt.

– Truyện ngắn được nhà văn sáng tác vào tháng hai năm 1966, khi ông là phóng viên của tạp chí văn nghệ quân giải phóng, sau đó tác phẩm này được tuyển in trong tập truyện và kí 1978.

Phân tích nhân vật

* Tiểu sử

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước: Ông nội, ba má đêu chết trong chiến tranh.

* Ngoại hình:

+ Thân hình to chắc lịch, bắp tay tròn vo sạm đỏ.

+ Giọng nói:

=> Khỏe khoắn giống má.

* Tích cách tâm hồn

a) Lòng xăm thù giặc, ý chí quyết tâm đánh giặc.

– Ý nghĩ: Đi bộ đội để trả thù

– Hành động: giành đi tòng quân với em

– Câu nói: “ Nếu giặc còn thì tao mất”.

=> Kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của gia đình.

b) Đảm đang tháo vát

– Thu xếp việc gia đình

– Viết thư cho chị hai.

Tổng kết: nội dung và nghệ thuật

3. Kết bài:

Cảm nghĩ về nhân vật.

Bài văn tham khảo

Trong những năm tháng chống Mĩ cứu nước đã có biết bao hình ảnh, biết bao tấm gương sáng về những chiến sĩ anh hùng quyết tâm ra đi bảo vệ Tổ Quốc. Nhân vật Chiến trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình là một trong số đó.

>> Xem thêm:  Bình giảng đoạn thơ “Ôi những cánh đồng quê chảy máu..” trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi- Văn lớp 12

Năm 1966,  khi mà cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ và tay sai bước vào giai đoạn gay go, ác liệt. Khi đó Nguyễn Thi còn là phóng viên của tạp chí văn nghệ quân giải phóng. Truyện ngắn mà Nguyễn Thi sáng tác ngay tại chiến trường Nam bộ.

Nhân vật Chiến không dịu dàng, đằm thắm như những người con gái cùng độ tuổi. Bởi lẽ, chị còn mang trong mình mối thù nước nợ nhà. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước nồng nàn.  Ông nội, ba má đều chết trong chiến tranh. Ba của Chiến bị kẻ thù chặt đầu , má Chiến đã mang rổ đi đòi đầu chồng. Chính bà cũng chết khi đi lấy đàu đạn làm thuốc súng cho du kích.

Trong truyện, nhân vật Chiến hiện lên với vóc dáng của một con người lao động “hai bắp tay tròn vo xạm màu đỏ cháy nắng”. Chị được nhận xét là khỏe khoắn giống má. Theo lời của chú Năm thì “không khác mẹ một chút nào”. Đó là sức vóc đặc trưng của những người phụ nữ nông dân Nam Bộ, họ sinh ra để lo toan, thu vén cho gia đình.

Mang trong mình mối thù sâu nặng với bọn đế quốc, chị có những nét tình cách vô cùng đáng khâm phục. Trước tiên, đó là lòng xăm thù giặc, ý chí quyết tâm đánh giặc. Chị cho rằng : “Đi bộ đội để trả thù.” Trong ngày tòng quân, cô nói với em : “Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu : Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à !” Câu nói đã thể hiện thái độ quyết liệt, không độ trời chung với bọn phong kiến cướp nước. Nó quyết liệt đến mức Chiến sẵn sàng đem tính mạng ra để chứng minh. Không chỉ vậy, câu nói đó đã chứng tỏ một điều rằng chị là một người con gái dũng cảm, anh hùng, kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của gia đình. Là thân con gái và còn đang trong cái tuổi mới lớn, đáng nhẽ ra cô phải được sống một cuộc sống sung túc, được ăn diện, làm đẹp, vui chơi. Thế nhưng, Chiến bỏ ngoài những thú vui đó, bản thân cô chỉ có suy nghĩ đi bộ đội để bảo vệ đất nước, để trả thù cho cả gia đình đã bị giặc giết hại.

>> Xem thêm:  Phân tích tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành – Văn mẫu lớp 12 tuyển chọn

Trước khi cùng em đi bộ đội, mọi chuyện nhà đã được cô xếp đặt đâu vào đó, tỉ mỉ, chu đáo. Chị đã sắp xếp tươm  tất mọi việc: chuyển bàn thờ má, cho mượn nhà làm trường học, trả lại ruộng cho xã,… Chị luôn suy nghĩ, lo toan chu đáo mọi việc. Cô gái ấy mới 19 tuổi mà gánh vác đầy đủ những trọng trách của một người mẹ. Không chỉ sắp xếp thu vén mọi việc trong gia đình Chiến còn  viết thư cho chị Hai, lo chỗ ăn chỗ học cho thằng út,… Ngoài thân phận là một người chị cả, Chiến còn phải thay cha mẹ đã khuất lo cho các em nhỏ, cái công việc đáng nhẽ không phải của cô.

Chiến mang trong mình vẻ đẹp của người con gái Việt Nam thời chống Mĩ: trẻ trung, duyên dáng nhưng cũng rất mực anh hùng dũng cảm. Nói tóm lại, Chiến là người tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam những năm khánh chiến chống Mỹ cứu nước.

Đỗ Thị Thu Trang

Bài viết liên quan