[Văn mẫu học trò] Phân tích truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày


[Văn mẫu học trò] Phân tích truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài:

– Giới thiệu khái quát về truyện cười truyện “ Nhưng nó phải bằng hai mày”

2. Thân bài:

2.1. Tình huống truyện.

– Truyện kể về hai Cải và Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện.

– Cải sợ kém thế lót trước thời lí năm đồng. Ngô biện chè lá những mười đồng.

=> Nạn tham nhũng trơ tráo, xuất hiện một cách minh bạch trong xã hội thời bấy giờ.

2.2. Tình huống khi xử kiện diễn ra.

– Khi xử kiện, thầy lí nói: Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi.

– Cải vội xòe năm ngón tay ra ám hiệu cho Thầy Lí.

– Thầy Lí xoè năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay phải và nói: “ Tao biết. Nhưng nó phải bằng hai mày”.

=> Cho thấy khi các quan trường xử kiện không phải dựa vào nguyên nhân lí lẽ mà là tiền nhiều hay ít. Ai đút tiền nhiều hơn thì lẽ phải thuộc về người đó.

=> Câu truyện đã vạch trần lối xử kiện vì tiền của lí trưởng nói riêng, quan lại nói chung và người lao động cũng rơi vào tình trạng bi hài.

2.3. Phê phán

– Nạn tham nhũng thời bấy giờ.

– Đưa ra bài học cho người dân: Không để mình là nạn nhân và thủ phạm của thói tham nhũng.

>> Xem thêm:  Dẫn chứng về tình bạn đẹp trong cuộc sống

3. Kết bài:

– Câu truyện Nhưng nó phải bằng hai mày hết sức ngắn gọn nhưng chứa một bài học vó giá trị rất lớn về cái nhìn mới của xã hội phong kiến Việt Nam một thời.

phan tich truyen cuoi nhung no phai bang hai may - [Văn mẫu học trò] Phân tích truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày

Phân tích truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày

Bài làm chi tiết

Truyện cười dân gian Việt Nam ra đời trong lòng hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam, là sản phẩm trí tuệ dân gian nhằm chống lại giai cấp thống trị. Trong đó có câu truyện “ Nhưng nó phải bằng hai mày” đã đả kích là thói ăn hối lộ trơ tráo, phổ biến trong hàng ngũ quan lại xã hội xưa.  Hai nhân vật là hình ảnh dại diện cho những người nông dân ghê gớm, ma lanh nội bộ nhưng lại khờ khạo, bị bóp nặn bởi bọn cai trị

Truyện kể về hai Cải và Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện. Ý nghĩa tố cáo của truyện chính là: lẽ phải đối với người xử kiện được tính bằng tiền. Đồng tiền đo lẽ phải, tiền càng nhiều thì lẽ phải càng nhiều. Tình huống thứ nhất Cải sợ kém thế lót trước thời lí năm đồng. Ngô biện chè lá những mười đồng. Điều này cho thấy nạn tham nhũng trơ tráo, xuất hiện một cách minh bạch trong xã hội thời bấy giờ. Tác giả dân gian qua Cải và Ngô để thấy được bản chất tính cách không trung thực của bộ phận không nhỏ người nông dân thời đó. Khi mọi người cần xử kiện, điều đâu tiên không đi suy xét nguyên nhân lí lẽ mà lại nghĩ ngay đến đút lót hối lộ thì thật phơi bày thói xấu của quan trường.

>> Xem thêm:  Tuần 10 - Đất nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng)

Tình huống tiếp theo khi xử kiện, thầy lí nói: Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi. Chính tình huống này tạo thêm điều bất ngờ và cao trào cho câu truyện. Rõ ràng ban đầu, hai nhân vật Cải và Ngô đều đút lót cho thầy lí vậy tại sao lại xử tội Cải nhẹ hơn. Không điều tra phân tích mà kết án và đưa ra phán quyết chắc nịch cho thấy sự vô lí trong cách xử phạt. Cải vội xòe năm ngón tay ra ám hiệu cho Thầy Lí. Xử kiện mà không xử theo nguyên tắc, theo lí lẽ lại có ám hiệu thật đáng cười cũng thật đáng chê trách. Cải xòe tay ra ám hiệu năm đầu ngón tay cũng muốn như nhắc nhở Thầy Lí rằng chuyện đút lót lẽ sợ thầy quên mà sử sai cho mình. Trong màn kịch này có hai thứ ngôn ngữ, ngôn ngữ công khai và ngôn ngữ mật mà chỉ người trong cuộc mới có thể hiểu được. Lẽ phải của Cải chính là năm ngón tay xòe, tức năm đồng thầy lí đã nhận. Lời nói của Cải chứng tỏ Cải tin mình sẽ được xử thắng vì theo Cải, lẽ phải được xem xét bằng tiền. Bộ mặt của quan lại ngày càng được phơi bài rõ nét.

Cải khẽ bẩm: Xin xét lại, lẽ phải về con mà! Thầy Lí xoè năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay phải và nói: “ Tao biết. Nhưng nó phải bằng hai mày”. Nói đến đây, Thầy Lí giống như đáp trả lại sự thắc mắc của Cải. Câu nói ngụ ý rằng Ngô đã đút cho thầy Lí nhiều hơn là mười đồng. Mặt khác cho thấy khi các quan trường xử kiện không phải dựa vào nguyên nhân lí lẽ mà là tiền nhiều hay ít. Ai đút tiền nhiều hơn thì lẽ phải thuộc về người đó. Câu truyện đã vạch trần lối xử kiện vì tiền của lí trưởng nói riêng, quan lại nói chung và người lao động cũng rơi vào tình trạng bi hài.

>> Xem thêm:  Nghị luận xã hội về câu nói: Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động

Cách kể truyện hấp dẫn, tình huống chuyện hợp lí tài tình đã tạo được tiếng cười cho người đọc. Đây là một tiếng cười sảng khoái cũng là một tiếng cười phê phán lối xử kiện vô lí thời bấy giờ. Câu truyện hết sức ngắn gọn nhưng chứa một bài học vó giá trị rất lớn về cái nhìn mới của xã hội phong kiến Việt Nam một thời. Qua đó ta rút ra bài học không lên lạm dụng chức quyền mà tham nhũng bà cũng đừng để đồng tiền làm mờ mắt mình.

Bùi Thị Chung

Bài viết liên quan