[Văn mẫu học trò] Phân tích truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao


[Văn mẫu học trò] Phân tích truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu Nam Cao với vẻ đẹp tâm hồn giàu yêu thương luôn trăn trở day dứt về số phận và cuộc đời của con người.

– “Chí Phèo” mang nét đặc trưng của phong cách Nam Cao, thể hiện đầy đủ nhất bức tranh hiện thực xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.

2. Thân bài:

2.1. Khái quát chung:

– Ra đời khi phong trào văn học hiện thực phê phán phát triền mạnh mẽ nhất, dù là đề tài rất quen thuộc: người nông dân, vậy mà cách thể hiện của truyện ngắn lại hoàn toàn so khác với các tác phẩm cùng thời. Chí Phèo mang nỗi đau của một chàng thanh niên nông thôn có ước mơ bị định kiến ép trở thành một kẻ tha hóa. Cái khốn đốn đến tận cùng trong số phận của Chí Phèo chính là nguyên nhân khiến tác phẩm khẳng định vị trí của mình trong phong trào văn học hiện thực phê phán.

2.2. Phân tích

Xuất thân của Chí Phèo

+ Bị bỏ rơi, truyền tay từ người này đến người khác như một món hàng.

+ làm việc cho Bá Kiến, hắn mang theo mình ước mơ không thể giản dị hơn nhưng hắn bị bà Ba gọi lên bóp chân, xoa bụng. Tuy vậy, “hắn lại thấy khinh hơn là thích”.

+ Chí bị đẩy vào tù vì một cơn ghen vô cớ của Bá Kiến.

– bảy, tám năm trở về Chí đã mang theo một hình hài khác, một con người khác với tên gọi Chí Phèo.

+ cái đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt cơng cơng, hai mắt gườm gườm lại thêm những nét chạm trổ rồng phượng trên ngực.

=> Những thay đổi ấy là kết quả cho tội ác ghê tởm của tù khổ sai, của chế độ và hành vi tàn nhẫn của Bá Kiến. Chưa dừng lại ở đó, Bá Kiến với tài trị người một lần nữa đẩy con người nửa ta nửa thực dân kia chính thức tha hóa về tâm hồn, trở thành tay sai đắc lực của lão, thay lão làm vô số việc xấu xa.

+ Chí Phèo làm tay sai cho Bá Kiến, hắn ăn vạ, triền miên trong cơn say. Hắn đâm chém, doạ nạt, hủy hoại cuộc sống bình yên của con người nơi đây.

+ Cuộc sống đầy rẫy lỗi lầm của Chí Phèo dừng lại khi có sự xuất hiện của Thị Nở, người mà cả làng Vũ Đại tránh như tránh một con vậy rất tởm được miêu tả xấu “ma chê quỷ hờn”.

Chí Phèo thấy nghẹn ngào đến khóe mi ươn ướt sau ngạc nhiên khi trông thấy nồi cháo nóng hổi Thị mang đến.

=> Bát cháo hành của Nở biểu tượng của tình yêu như một bàn đạp khiến Chí mong mỏi thành một con người lương thiện.

Chí nhớ lại ước mơ thuở hai mươi, khát vọng thực hiện nó khi đã đến đến cái tuổi bên kia dốc của cuộc đời, lắng nghe những âm thanh buổi sáng yên bình trước đây hắn chưa bao giờ nghe thấy.

Khi bị Thị Nở từ chối, Chí sửng sốt, níu lấy tay. Hắn tìm đến rượu nhưng càng uống càng tỉnh, chỉ hít thấy hương cháo hành.

Chí Phèo đến nhà Bá Kiến và đâm chết Bá Kiến rồi tự tử.

Cách kết thúc mở nhưng lại hoàn toàn rơi vào bế tắc, đây cũng là cái chung của văn học trước 1945, khi cái nhà văn vẫn chưa tìm được lối thoát cho bản thân mình.

>> Xem thêm:  Hãy nêu suy nghĩ của anh chị về lòng vị tha lớp 11

3. Kết bài:

Truyện ngắn “Chí Phèo” kết thúc nhưng vẫn còn đó những ám ảnh về một chế độ nửa thực dân nửa phong  kiến tàn nhẫn. Tác phẩm đã lên án mạnh mẽ, phê phán chính xác một xã hội đầy vô cảm. Với khả năng sáng tạo văn học điêu luyện kết hợp lối viết chân thực đan xen những biện pháp tu từ độc đáo, Nam Cao đã để lại một tuyệt phẩm cho văn học nước nhà. Tác phẩm kết thúc trong nỗi rung rưng của người đọc, có một tình thương nỗi xót xa lan thấm trong tâm trí của người đọc, còn lại đó cả một nỗi bang khuâng cho số phận cuộc đời người dân vô tội trước năm 1945, mang cả  giá trị nhân sinh sâu sắc vừa có sức mạnh tố cáo.

van mau hoc tro phan tich truyen ngan chi pheo cua nam cao 1 - [Văn mẫu học trò] Phân tích truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao

Phân tích truyện ngắn Chí Phèo

Bài văn tham khảo

Tác giả Nam Cao sinh ra và lớn lên tại làng Đại Hoàng, một vùng quê nghèo khổ có nạn cường hào ức hiếp đời sống nhân dân thậm tệ. Từ đó, làm nên vẻ đẹp tâm hồn giàu yêu thương luôn trăn trở day dứt về số phận và cuộc đời của con người, hình thành nét phong cách nghệ thuật độc đáo trong các sáng tác của tác gia. Có thể nói, truyện ngắn “Chí Phèo” mang nét đặc trưng của một phong cách cao đẹp của Nam Cao, thể hiện đầy đủ nhất bức tranh hiện thực xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.

Tác phẩm “Chí Phèo” được ra đời khi trào lưu phong trào văn học hiện thực phê phán phát triền mạnh mẽ nhất, dù được Nam Cao khai thác chủ đề rất quen thuộc: người nông dân, vậy mà cách thể hiện của truyện ngắn lại hoàn toàn so khác với các tác phẩm cùng thời. Không còn là một chị Dậu, anh Pha, một lão Hạc khốn đốn vì tiền sưu, thuế nặng; Chí Phèo mang nỗi đau của một chàng thanh niên nông thôn có ước bị định kiến ép trở thành một kẻ tha hóa. Cái khốn đốn đến tận cùng trong số phận của Chí Phèo chính là nguyên nhân khiến tác phẩm khẳng định vị trí của mình trong phong trào văn học hiện thực phê phán.

Xuất thân của Chí Phèo đem theo sự u uất của cả một cuộc đời hắn. Bị bỏ rơi ở cái lò gạch cũ bên chiếc váy đụp, được anh thả ống lươn nhặt về cho bà góa mù, bà góa mù đem cho bác phó cối, để sau này bác phó cối mất đi Chí đi ở hết nhà này đến nhà khác. Tuổi thơ của hắn đã chẳng mấy yên ổn, chẳng nhẽ sau này cũng sẽ như thế? Ấy thế mà, tương lai của hắn lại diễn ra tệ hại hơn nữa. Cậu thanh niên mang tên Chí ấy giờ đây đã có nơi ăn chốn ở nhờ làm việc cho Bá Kiến, hắn mang theo mình ước mơ không thể giản dị hơn, rằng sẽ sống một cuộc sống bình yên bên vợ mua mấy con lợn mà nuôi có một thửa ruộng để trồng trọt, sống như một người nông dân. Chí, chàng trai tuổi hai mươi giàu ước mơ và khát vọng. Nhưng với xã hội lúc bấy giờ, lại không cho Chí được thực hiện ước mơ đó.

Tối đến, bà Ba vợ bé của Bá Kiến, người mà lão yêu nhất luôn bắt Chí phải lên bóp chân hầu hạ bà. Tuy vậy, “hắn lại thấy khinh hơn là thích”, một con người ở tuổi hai mươi không là gỗ đá “nhưng cũng không hoàn toàn là xác thịt”. Rồi chuyện gì đến cũng đã đến, Bá Kiến, tên cường hào có giọng nói rất sang kia đã đẩy Chí bước chân vào con đường tha hóa bằng việc cho Chí vào tù,chỉ vì lão ghen với Chí. Chí bị chà đạp về đời sống tinh thần, bị Bá Kiến tước đi giấc mơ bình dị của một con người bình thường mà đỉnh cao cho hành vi đó là sự kiện Chí đi tù. Sau bảy, tám năm trở về Chí đã mang theo một hình hài khác, một con người khác với tên gọi Chí Phèo.

>> Xem thêm:  Trình bày suy nghĩ của anh/chị về Tài năng và lòng tốt của con người

Bi thương bắt đầu ngay khoảnh khắc Chí bước vào làng. Người ta thấy hắn khác hẳn, cái đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì cơng cơng, hai mắt gườm gườm lại thêm những nét chạm trổ rồng phượng trên ngực. Chí trở về, với những thay đổi ấy là kết quả, là bằng chứng sống cho tội ác ghê tởm của tù khổ sai, của chế độ và hành vi tàn nhẫn của Bá Kiến. Chưa dừng lại ở đó, Bá Kiến với tài trị người một lần nữa đẩy con người nửa ta nửa thực dân kia chính thức tha hóa về tâm hồn, trở thành tay sai đắc lực của lão, thay lão làm vô số việc xấu xa. Để người dân làng Vũ Đại gọi hắn bằng cái tên chính thức “Chí Phèo”, cuộc đời hắn cứ thế trôi đi “rối tùng phèo” như chính cái tên của hắn vậy. Bắt đầu từ Năm Thọ kẻ Bá Kiến muốn trị mà không có dịp, rồi Đội Tảo, và cứ thế Chí Phèo tự tay hủy hoại biết bao hạnh phúc của dân làng Vũ Đại, cuộc sống mà hắn hằng mong ước ở tuổi hai mươi. Hắn, rạch mặt sẽ có rượu, cứ rạch mặt sẽ có đồ ăn dần rà những vết thẹo làm gương mặt hắn biến dạng, người ta chẳng còn nhớ nổi dáng vẻ trước đây của hắn, thay vì thương cảm dân làng lại thấy sợ hắn chẳng khác một con vật lạ. Chí Phèo đến nhà Bá Kiến để hỏi tội nhưng đã không đạt được mục đích, ngược lại Chí lại rơi vào cãi bẫy đầy mật ngọt của hắn ta, chính thức làm tay sai để thực hiện những hành vi xấu xa thay lão.

Cuộc sống đầy rẫy lỗi lầm của Chí Phèo đã đến lúc dừng lại, kể từ khi có sự xuất hiện của Thị Nở, người đàn bà ngơ ngơ, có tật bạ đâu ngủ đó, người mà cả làng Vũ Đại tránh như tránh một con vậy rất tởm. Nam Cao không sử dụng bút pháp lãng mạn để xây dựng vẻ bề ngoài cho Thị, ngược lại Thị còn mang theo mình những nét xấu không một ai có. Nam Cao đã quan sát rất chi tiết và vô cùng tỉ mỉ, lại thêm lối viết vô cùng sắc nét và chân thực, hình tượng nhân vật nữ đã được ông miêu tả cụ thể hóa xấu đến mức “ma chê quỷ hờn”. Cuộc gặp gỡ giữa đôi lứa xứng đôi mang đến phép màu cho cuộc đời của Chí. Sau đêm tình mùa thu, bát cháo được Thị mang đến chất chứa tình người, Chí Phèo chỉ thấy nghẹn ngào đến khóe mi ươn ướt sau cái phần ngạc nhìn khi trông thấy nồi cháo nóng hổi Thị mang đến, lần đầu tiên trong cuộc đời hắn được bàn tay người phụ nữ chăm sóc, mà cao hơn nữa là hắn được cho ăn không cần phải rạch mặt ăn vạ. Bát cháo hành của Nở mang tính biểu tượng của tình yêu “đẹp” và như một bàn đạp khiến Chí mong mỏi thành một con người lương thiện. Hắn nhớ lại ước mơ thuở hai mươi, khát vọng thực hiện nó khi đã đến đến cái tuổi bên kia dốc của cuộc đời, lắng nghe những âm thanh buổi sáng yên bình trước đây hắn chưa bao giờ nghe thấy.  “Hay mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui?” lời lẽ của một kẻ si tình ấy lại được thốt ra bởi con quỷ dữ làng Vũ Đại thật khiến người đọc chẳng khỏi suýt xoa, thế rồi cái hạnh phúc vô hình ấy rồi cũng chẳng kéo dài được bao lâu. Cuối cùng Thị vẫn rời xa hắn, hắn sửng sốt, níu lấy tay Thị mong muốn vớt vát lại tình yêu thế nhưng tất cả đều đã kết thúc, hắn nghĩ mọi chuyện như ngày hôm nay là do lỗi của bà cô con Đĩ Nở. Hắn lại tìm đến rượu nhưng càng uống càng tỉnh ra, chỉ hít thấy hương cháo hành. Rồi rốt cuộc hắn đã biết, hắn đã thấu cái kẻ khiến hắn thành ra ngày hôm nay không ai khác chính là Bá Kiến.

>> Xem thêm:  Kể một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng

Chí Phèo đến nhà Bá Kiến và kết thúc chuỗi ngày không ước mơ, triền mien trong những cơn say. “Tao muốn làm người lương thiện” câu nói gào lên trong ruột gan Chí, khát vọng vượt khỏi tâm trí, thúc giục hắn đến đây. Nhưng “làm thế nào mất đi những mảnh chai trên mặt”, Chí không thể trở lại con người lương thiện được nữa. Kẻ đã trượt dài trên con đường tha hóa, biến dạng thành ác quỷ,liệu có thể trở lại? Định kiến đã giết chết con người, đúng đã khiến một con người không thể hoàn lương được nữa. Hắn chết, nhưng tâm hồn luôn được sống mãi chẳng phải sẽ tốt hơn, đó là cái chết đau đớn và đầy ám ảnh, Chí Phèo phải chăng muốn nói những lời xám hối muộn màng, lời ăn năn của một con “quỷ dữ” và lời khao khát của người nông dân lương thiện đã tìm lại được ý nghĩa của cuộc đời . Cách kết thúc mở nhưng lại hoàn toàn rơi vào bế tắc, đây cũng là cái chung của văn học trước 1945, khi cái nhà văn vẫn chưa tìm được lối thoát cho bản thân mình.

Truyện ngắn “Chí Phèo” kết thúc nhưng vẫn còn đó những ám ảnh về một chế độ nửa thực dân nửa phong  kiến tàn nhẫn. Tác phẩm đã lên án mạnh mẽ, phê phán chính xác một xã hội đầy vô cảm. Với khả năng sáng tạo văn học điêu luyện kết hợp lối viết chân thực đan xen những biện pháp tu từ độc đáo, Nam Cao đã để lại một tuyệt phẩm cho văn học nước nhà. Tác phẩm kết thúc trong nỗi rung rưng của người đọc, có một tình thương nỗi xót xa lan thấm trong tâm trí của người đọc, còn lại đó cả một nỗi bang khuâng cho số phận cuộc đời người dân vô tội trước năm 1945, mang cả  giá trị nhân sinh sâu sắc vừa có sức mạnh tố cáo.

Bài viết liên quan