[Văn mẫu học trò] Thuyết minh về một kinh nghiệm học văn hoặc làm văn


[Văn mẫu học trò] Thuyết minh về một kinh nghiệm học văn hoặc làm văn

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài:

– Giới thiệu khái quát về kinh nghiệm học văn hoặc làm văn.

2. Thân bài:

2.1. Quan niệm học văn.

– Họ cho rằng học văn dễ buồn ngủ không gây được hứng thú

– Người học thường thiên về năng khiếu nên những bạn không có năng khiếu sẽ không thể học và làm bài thi tốt đối với môn này.

=> Những quan niệm này là hoàn toàn sai lệch với khunh hướng đúng đắn của nó.

2.2. Những lợi ích của việc học văn.

– Học văn không nhất thiết là chỉ áp dụng và các kì thi quan trọng, mà nó còn chứng minh sự hiểu biết vốn từ của con người.

– Môn Ngữ văn không chỉ là môn “bồi dưỡng tâm hồn” mà quan trọng hơn là môn “công cụ” để học sinh có thể vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã học ứng dụng vào trong cuộc sống và công việc.

2.3. Kinh nghiệm học văn.

– Cần xác định được mục tiêu mà mình học và tìm hiểu về môn văn.

– Nắm vững kiến thức trọng tâm và bạn cần khai thác kĩ kiến thức trong sách giáo khoa.

– Nắm vững được từng thời kì văn học, tác giả, phóng cách nghệ thuật và nội dung thơ. Tự bản thân hệ thống được kiến thức đã học và lập được sơ đồ tư duy cho môn học văn

– Cần rèn luyện được kĩ năng viết bài cho các dạng bài.

– Bạn tìm hiểu thật kĩ các kiểu văn nghị luận, bố cục, dàn ý bài văn nghị luận, các thao tác nghị luận, lập luận…

3. Kết bài:

– Mỗi người cần trang bị cho mình một kinh nghiệm quý báu khi học văn để có thể dễ dàng học tốt được.

thuyet minh ve phuong phap hoc van - [Văn mẫu học trò] Thuyết minh về một kinh nghiệm học văn hoặc làm văn

Thuyết minh về một kinh nghiệm học văn hoặc làm văn

Bài làm chi tiết

Văn học là sự phản ánh đời sống con người mà còn phải nhận thức con người và đời sống con người. Văn học nói lên những ước mơ, khát vọng, những tâm tư, tình cảm của con người trong chiều sâu tâm hồn với sự đa dạng, phong phú. Nói về cách học văn, học văn không hẳn là quá dễ như cách nhiều người vẫn nói, nhưng cũng không quá khó nếu khi học tạo được sự hứng thú. Vậy nên, mỗi người cần trang bị cho mình một kinh nghiệm quý báu khi học văn để có thể dễ dàng học tốt được.

>> Xem thêm:  Đức tính giản dị của Bác Hồ

Trên thực tế hiện nay, số đông giới trẻ không thích học môn văn hay nói cách khác là chán học. Họ cho rằng học văn dễ buồn ngủ không gây được hứng thú và người học thường thiên về năng khiếu nên những bạn không có năng khiếu sẽ không thể học và làm bài thi tốt đối với môn này. Những quan niệm này là hoàn toàn sai lệch với khunh hướng đúng đắn của nó. Việc gì cũng đề xuất phát từ chính đam mê và niềm hứng thú. Bạn thích học môn toán bởi nó mang lại sự thích thú của những con số, hay một bố phim bởi nội dung hay thì môn văn cũng vậy. Bạn cần tìm được sự thích thú niềm đam mê nó. Môn văn hay ở chỗ dễ đi vào tâm tư tình cảm và suy nghĩ của con người. Nếu bạn đam mê tìm hiểu chiều sâu của một cuốn sách hay một mẩu chuyện chắc chắn bạn sẽ tìm ra được cái hay của môn văn và dần trở nên yêu thích nó.

Đối với việc học môn văn, không quá khó như các bạn thường nghĩ hay áp đặt về nó. Trước tiên bạn cần xác định được mục tiêu mà mình học và tìm hiểu về môn văn. Học văn không nhất thiết là chỉ áp dụng và các kì thi quan trọng, mà nó còn chứng minh sự hiểu biết vốn từ của con người. Môn Ngữ văn không chỉ là môn “bồi dưỡng tâm hồn” mà quan trọng hơn là môn “công cụ” để học sinh có thể vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã học ứng dụng vào trong cuộc sống và công việc. Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hóa, tình yêu gia đình, thiên nhiên, đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lập, tự cường, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, tinh thần dân chủ nhân văn, giáo dục cho học sinh trách nhiệm công dân.

>> Xem thêm:  Nêu cảm nghĩ nổi bật nhất của anh (chị) khi đọc Lão Hạc

Để học tốt môn văn chúng ta cần nắm vững kiến thức trọng tâm và bạn cần khai thác kĩ kiến thức trong sách giáo khoa. Môn học nào kiến thức trọng tâm vẫn là yếu tố then chốt quan trọng, đây là chìa khóa, là nền tảng quan trọng để các bạn bước tiếp những bước đi tiếp theo. Nắm vững được từng thời kì văn học, tác giả, phóng cách nghệ thuật và nội dung thơ. Tự bản thân hệ thống được kiến thức đã học và lập được sơ đồ tư duy cho môn học văn như vậy bạn sẽ dễ dàng học thuộc và nắm vững kiến thức hơn.

Nắm vững cấu trúc đề thì và rèn luyện các đề thi tổng hợp một cách khoa học và dễ tiếp thu. Nắm vững được các dạng bạn sẽ dễ dàng ôn luyện một cách hiệu quả mà kiến thức không bị “ loãng” khi ôn quá nhiều dạng đề không trọng tâm hay lệch với kiến thức quá nhiều. Bạn cần phải tập trung cao độ cho những giờ học văn. Việc chuyên chú học tập sẽ khiến bạn tiếp thu bài giảng của giáo viên một cách tốt nhất. Bất cứ một môn học nào không kể là văn học thì việc bạn tập trung, lắng nghe sẽ mang lại nhiều kết quả tốt. Không nói chuyện riêng hay làm việc riêng trong các giờ học trên lớp như vậy sẽ rất dễ mất đi kiến thức và khó học hơn.

>> Xem thêm:  Tả cây phượng vĩ lớp 7

Cần rèn luyện được kĩ năng viết bài cho các dạng bài. Việc rèn kĩ năng viết đòi hỏi đầu tiên là phải chăm chỉ. Bạn tìm hiểu thật kĩ các kiểu văn nghị luận, bố cục, dàn ý bài văn nghị luận, các thao tác nghị luận, lập luận…Trước tiên viết, bạn cần lập được dàn ý và bám sát theo dàn ý để viết bài. Khi luyện tập các thể loại văn nghị luận, các bạn học sinh cần nhận ra những lỗi mà mình thường gặp phải để tránh. “Thông thường, lỗi mà các bạn thường gặp phải là lặp từ, chính tả, làm bài không đủ ý. Vì vậy cần sửa ngay các lỗi nhỏ thường gặp trước khi viết bài. Việc viết được kiểu chữ rõ ràng,viết đẹp là điều vô cùng quan trọng. Vậy nên, các bạn hãy cố gắng viết chữ đẹp và rõ ràng nhất có thể.Hạn chế việc xem văn mẫu hay sách tham khỏa bởi như vậy sẽ khiến bạn lười nhác trở lên thụ thuộc và thiếu đi sự sáng tạo, ngôn từ của bản thân. Văn học chính môn học để chúng ta sáng tạo, chính vì thế hãy viết bằng cảm xúc, tâm hồn thật của mình thay vì đi “vay mượn” những câu chữ rập khuôn đó

Hãy tự tìm cho bản thân mình niềm đam mê và hứng thú của môn văn bạn sẽ cảm thấy nó rất thú vị. Sự tự học là chiếc thang không nấc chót, các bạn sẽ tự tìm ra cho mình một khả năng riêng cũng như cách học phù hợp với bản thân nhất. Để chinh phục chiếc thang cao đó bạn luôn cần một lòng quyết tâm, nghị lực và đừng bao giờ bỏ cuộc. Mỗi người cần trang bị cho mình một kinh nghiệm quý báu khi học văn để có thể dễ dàng học tốt được. Chúc bạn thành công!

Bùi Thị Chung

Bài viết liên quan