Viết một bài văn bình luận về câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây


Viết một bài văn bình luận về câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Mở bài bình luận câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Việt Nam có kho tàng ca dao, tục ngữ vô cùng đồ sộ, thông qua những câu ca dao, tục ngữ, ông cha ta đã thể hiện được những tư tưởng, quan điểm, những lời khuyên bảo đối với những thế hệ sau về đạo đức, về cách sống ở đời.Một trong số đó có câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Thân bài Bình luận câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là lời nhắc nhở đối với mỗi con người cần biết ơn đối với quá khứ, cội nguồn, đồng thời đây cũng là lời răn dạy của cha ông về thái độ trân trọng và biết ơn đối với những người đã vun đắp cuộc sống cho mỗi chúng ta

Câu ca dao sử dụng những từ ngữ giản dị, gần gũi với cuộc sống sinh hoạt của con người, trước hết, câu ca dao gợi ra những hình ảnh thật sinh động. Những trái chín không tự nhiên mà có, nó được sinh trưởng và kết quả là nhờ công lao của người trồng cây. Từ ý nghĩa tả thực ấy, câu ca dao đã mang ý nghĩa biểu tượng đậm tính nhân văn, mở rộng phạm vi ý nghĩa của câu nói ra thái độ và cách ứng xử của con người với cội nguồn, tổ tiên của mình.

Trong ý nghĩa rộng lớn của nó, “quả” ở đây ý chỉ những thành quả, thành tựu mà chúng ta được thừa hưởng ngày hôm nay. Câu tục ngữ chính là lời khuyên nhủ đầy tế nhị mà sâu sắc, đó là phải biết ơn đối với những con người đã có công gây dựng, đắp bồi để chúng ta có cuộc sống như ngày hôm nay.

>> Xem thêm:  Dẫn chứng về lòng dũng cảm cho bài văn nghị luận về lòng dũng cảm

Câu tục ngữ không chỉ hướng đến một đối tượng nhất định nào mà nó nhằm khuyên bảo, răn dạy đến tất cả mọi người.Mọi sự vật, hiện tượng, sự sống trên đời đều không tự nhiên mà có. Ngay cả sự sống và sự xuất hiện của chúng ta chẳng phải nhờ công sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ hay sao. Bởi vậy mà để báo đáp công ơn sinh thành thì những người con cần có ý thức và trách nhiệm báo hiếu, phụng dưỡng đối với cha mẹ của mình.

Không chỉ sự sống, ngay cả những nhận thức từ đơn giản đến phức tạp cũng không tự nhiên mà có, đó chính là thành quả giáo dục của cha mẹ, thầy cô. Hay đơn giản nhất, những vật chất mà chúng ta đang hưởng thụ ngày nay như hạt cơm, bát gạo cũng không phải có sẵn trong tự nhiên, đó chính là thành quả của một quá trình lao động mệt nhọc của những người nông dân…

Không chỉ vật chất, ngay cả những giá trị về tinh thần, chẳng hạn như một bộ phim hay, một cuốn truyện hay là  sản phẩm tin thần của những người đạo diễn, diễn viên và những người nghệ sĩ. Qua đó ta có thể hiểu được bất kì thành quả nào mà chúng ta được thụ hưởng ngày nay đều nhờ vào công sức của rất nhiều người, do vậy hãy biết trân trọng từng giá trị và có thái độ trân trọng đối với những người đã có công lao làm ra nó.

“Trồng cây” trong câu ca dao trước hết là những thế hệ cha anh đi trước đã phải đổ máu, hi sinh để gây dựng và bảo vệ. Trong suốt một nghìn năm dựng nước và giữ nước, có biết bao kẻ thù nhòm ngó, xâm lược nhưng với ý thức tự lực, tự cường thì ông cha ta đã đứng lên đấu tranh, giành lại độc lập cho dân tộc. Vì vậy mà có thể nói, cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc của chúng ta ngày nay được gây dựng trên chính công sức, xương máu của thế hệ đi trước. Là một người dân Việt Nam, chúng ta không chỉ tự hào mà cần ghi nhớ và trân trọng những giá trị mà ông cha ta đã bỏ biết bao công lao, xương máu mới có thể gây dựng được.

>> Xem thêm:  Bình giảng đoạn Kim Trọng trở lại vườn Thuý (trích truyện Kiều của Nguyễn Du)

Sống trong cuộc sống này, hãy trân trọng đối với những người tạo nên thành quả để chúng ta có thể hưởng thụ, chúng ta không thể nào quay lưng, phủ định được công lao nuôi dưỡng của bố mẹ, công giáo dục của thầy cô cũng như công lao gây dựng của các thế hệ đi trước. Cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa nếu chúng ta chỉ biết nghĩ đến bản thân mà quên đi quá khứ, cội nguồn.

Lòng biết ơn cũng chính là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, thể hiện được con người tình nghĩa trong dân tộc giàu yêu thương, trọng đạo lí ấy. Nguyễn Trãi, một nhà chính trị, quân sự, một nhà văn, nhà thơ lớn khi đi ngang qua sông Bạch Đằng- con sông đã đi vào lịch sử với bao chiến công hiển hách đã vì xúc động mà thốt lên rằng:

“Việc cũ, ngoảnh đầu ôi đã vắng 
Tới dòng ngắm cảnh dạ bâng khuâng.”

Đó là những cảm xúc dâng trào của lòng biết ơn trước những chiến công đã đi vào lịch sử và những con người đã làm nên chiến công ấy.

Frank A.Clark từng nói “Nếu một người không biết ơn những gì anh ta đang có, thì anh ta cũng sẽ không có cơ hội để được biết ơn những gì sẽ nhận được”.  Chúng ta cần biết ơn đối với những giá trị mà chúng ta đang được thụ hưởng, đó không chỉ là tấm lòng chân thành, biết ơn mà cần được biểu hiện bằng những hành động cụ thể.

>> Xem thêm:  Suy nghĩ gì về ý kiến: Thanh niên đừng hỏi Tổ Quốc đã cho mình những gì, mà phải hỏi mình đã làm gì cho Tổ Quốc

NGay khi còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần tích cực rèn luyện để có thêm những kiến thức hay, bồi dưỡng và hình thành nhân cách để không phụ lòng dạy dỗ, chăm sóc của cha mẹ, thầy cô. Cần biết tôn trọng lịch sử, vì nếu không có quá khứ đấu tran anh dũng, hào hùng ấy thì chúng ta cũng sẽ không có ngày hôm nay. Coi thường, không trân trọng quá khứ, lịch sử cũng là một thực trạng tồn tại ở rất nhiều người trong xã hội hiện nay, đặc biệt là những người trẻ tuổi, nhận thức còn hạn chế, họ cho rằng trong thời hiện đại, cần sống hướng về hiện tại và tương lai mà vô hình chung chưa có thái độ trân trọng đúng mực đối với quá khứ, cội nguồn.

Kết luận bình luận câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Câu ca dao “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là lời răn dạy về thái độ của mỗi người đối với quá khứ, cội nguồn. Đó là những người đã mang đến cho chúng ta sự sống, hòa bình ấm no, bởi vậy cần có thái độ trân trọng và biết ơn đối với những người gây dựng nên thành quả ấy.

Bài viết liên quan