Suy nghĩ gì về ý kiến: Thanh niên đừng hỏi Tổ Quốc đã cho mình những gì, mà phải hỏi mình đã làm gì cho Tổ Quốc


Suy nghĩ gì về ý kiến: Thanh niên đừng hỏi Tổ Quốc đã cho mình những gì, mà phải hỏi mình đã làm gì cho Tổ Quốc

Mở bài: Giới thiệu câu nói “Thanh niên đừng hỏi Tổ Quốc đã cho mình những gì, …

   Chúng ta là thế hệ trẻ, những con người quyết định vận mệnh của đất nước. Đất nước có giàu mạnh, văn minh, phát triển hay không là do phần lớn thế hệ trẻ quyết định. Có một bài ca rất hay và ý nghĩa đã là thanh niên chúng ta nên nghe ít nhất là hai lần trong một ngày để thấm sâu hơn cái nghĩa vụ và trách nhiệm của chúng ta cần phải làm gì để cống hiến sức lực, trí tuệ của mình cho Tổ Quốc, bài ca “Khát vọng tuổi trẻ” được biết đến rộng rãi trong đó có một câu mà thanh niên cảm thấy tâm đắc nhất là: “Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta, mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc hôm nay”. Câu hát đó vang lên khiến cho thế hệ trẻ suy nghĩ về vai trò quan trọng và cả trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với đất nước. Câu nói: “Thanh niên đừng hỏi Tổ Quốc đã cho mình những gì, mà phải hỏi mình đã làm gì cho Tổ Quốc” đã trở thành khẩu hiệu, phương châm hành động của thế hệ trẻ hiện nay.

Thân bài: Suy nghĩ về câu: “Thanh niên đừng hỏi Tổ Quốc đã cho mình những gì, …

Có một câu nói đã đi vào huyền thoại đó là câu nói của tổng thống Mỹ Kennedy bà đã phát biểu vào ngày lễ nhậm chức: “Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho bạn, hãy hỏi bạn có thể làm gì cho Tổ Quốc”. Câu nói đó đã khiến cho thế hệ trẻ chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều, cũng vì câu nói đó mà đã thôi thúc chúng ta cần phải có những hành động đúng đắn.Tại vì sao câu nói này lại được mọi người biết đến và ủng hộ như vậy? Chính là vì câu nói này hoàn toàn đúng đắn. Đúng! Thanh niên không nên hỏi Tổ Quốc đã cho mình những gì vì thanh niên chính là một phần trong đất nước ấy, Tổ Quốc là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, là nơi nuôi trí tuệ vầ giúp ta trở thành một con người hoàn chỉnh, có Tổ Quốc mới có đất cho ta làm lụng và sinh sống, cho ta được quyền tự do,không cần hỏi Tổ Quốc đã cho ta những gì vì chúng ta có thể nhìn rõ rằng nếu không có Tổ Quốc thì sẽ không có chúng ta, Tổ Quốc có ơn với ta, cho ta được sinh ra, sống sung sướng, no đủ được hòa bình yên ấm, những thế hệ trước kia cũng vậy họ đã hi sinh tuổi thanh xuân của mình để bảo vệ đất nước, cũng như đó chính là họ đền đáp công ơn của đất nước với mình để ngày nay chúng ta được như thế này.

Vì vậy Tổ Quốc là một cái gì đó rất thiêng liêng và cao quý, không thể diễn tả hết bằng lời. Thanh niên chính là đội xung kích, thanh niên sống trong lòng Tổ Quốc được Tổ Quốc nuôi dưỡng và có tinh thần bất khuất, là thành phần có vai trò quan trọng không thể thiếu được trong mỗi quốc gia, dân tộc.  Một phần lớn sự phát triển và đi lên của đất nước là do thế hệ trẻ quyết định, thanh niên là những người trẻ khỏe, trí tuệ tiếp thu được rất nhanh những sức lực ấy sinh ra chính là để cống hiến cho đất nước khiến cho đất nước Việt Nam ngày đi lên và đứng vào top những nước phát triển trên thế giới. Đất nước ta rất tự hào khi có một lực lượng tiên phong chính là thanh niên hùng mạnh và luôn là những người dẫn đầu trong sự nghiệp của đất nước. Từ “làm” trong câu nói cũng chính là nghĩa vụ và trách nhiệm của từng cá nhân đối với đất nước.

Ngoài những mặt tích cực như chngs ta thấy hầu hết các thanh niên đều ra sức phấn đấu vì sự nghiệp Tổ Quốc thì còn có một số các thành phần là thanh niên hiện nay đang có những  suy nghĩ lệch lạc về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với Tổ Quốc. Họ là những người sông ỉ lại vào thành quả của người khác, luôn có những suy nghĩ không có làm nhưng vẫn có ăn, mặc dù ta không cống hiến nhưng nếu đất nước phát triển ta vẫn có thể nhận được lương thất nghiệp. Hay có một số lại so sánh nước chúng ta với các nước đang phát triển như: Mỹ, Pháp, Đức,.. rồi than thân trách phận tại sao mình lại được sinh ra trong một đất nước nghèo khổ, không dân chủ như các nước phương Tây. Đó là những suy nghĩ đáng  lên án. Vậy hãy đặt câu hỏi ngược lại: bạn đã cống hiến sức lực của mình cho đất nước ngày càng phát triển hơn chưa? Những suy nghĩ ấy cần phải được lên án và quở trách.

>> Xem thêm:  Qua hai đoạn trích “Trao duyên” và “Những nỗi lòng tê tái”, hãy làm sáng tỏ nhận định sau: “Có thể nói trong văn học cổ không có một nhà thơ thứ hai nào thành công trong việc miêu tả nội tâm nhân vật như Nguyễn Du, nhất là nội tâm nhân vật Thuý Kiều”

Kết luận bài văn Suy nghĩ về câu: “Thanh niên đừng hỏi Tổ Quốc đã cho mình những gì, …

Câu nói đã đi vào lòng người, không chỉ đúng đắn mà còn phù hợp với tâm lí của mỗi người. Đó như là một động lực để chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn. Cũng như là lấy đó là mục tiêu để cố gắng phấn đấu qua từng ngày, giúp chúng ta có thêm niềm tin và cuộc sống. Để đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh, tiến gần hơn đến thành công trong công cuộc hiện đại hóa đất nước, thế hệ trẻ cần phải cố gắng hơn nữa. Để được một đất nước như  ngày hôm nay không biết đã có bao nhiêu con người ngã xuống, có những người đã hi sinh thầm lặng, hi sinh tuổi trẻ và tình yêu của mình, chính việc đó cũng chính là động lực để chũng ta cần phải giỏi hơn nữa để giữ gìn và bảo vệ đất nước. Là thế hệ trẻ em quyết tâm sẽ phấn đấu cố gắng nỗ lực hết sức mình để đất nước phát triển, sẽ cố gắng cống hiến tất cả để nước ta ngày một giàu mạnh văn minh hơn.

Có một câu thỡ mà nếu là người Việt Nam chúng ta sẽ biết đến:

“Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người.”

Đó cũng chính là tình yêu quê hương yêu đất nước của mỗi người con Việt Nam.

Bài viết liên quan