Cảm nhận của em khi đọc bài Một thứ quà của lúa non – cốm


Một thứ quà của lúa non – Cốm là đoạn trích đặc sắc trong ‘Hà Nội băm sáu phố phường” của Thạch Lam. Dựa vào văn bản đã được học, anh chị hãy trình bày cảm nhận khi đọc bài Một thứ quà của lúa non – cốm

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

 Giới thiệu tác giả và tác phẩm: Nhớ về cốm, chúng ta nhớ về Thạch Lam, nhà văn đã viết nên một tác phẩm “Hà Nội băm sáu phố phường”, nổi bật trong tác phẩm chính là đoạn trích “Một thứ quà của lúa non – Cốm”.

2. Thân bài

-Cảm nhận về nguồn gốc của cốm: Với những câu văn mở đầu, nhà văn đã cho ta cảm nhận được sự thanh nhã, thuần khiết của hạt gạo, đó chính là những tinh hoa của đất trời “Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời”

-Cảm nhận về giá trị của cốm: Những hạt cốm tinh túy được làm bởi những con người làm cốm tinh tế và đó cũng được coi là nghệ nhân làm cốm. Họ đã bỏ vào đó không chỉ công sức của mình mà còn bỏ vào đó tâm hồn, tâm huyết và tình yêu của mình

-Cảm nhận về cách thưởng thức cốm: Nếu như chỉ ăn một mình cốm sẽ không thể cảm nhận được hết sự thanh tao, thuần khiết, hương vị đậm đà mà thoang thoảng hương thơm lúa non trong cốm. Chỉ cần kết hợp cốm với một số món ăn như quả hồng chín hay chuối ngự, ngay lập tức ta sẽ nhận thấy sự thay đổi của hương vị, khác biệt hoàn toàn

>> Xem thêm:  Cảm nhận về người phụ nữ xưa qua bài Bánh trôi nước

3. Kết bài

 Ý nghĩa của tác phẩm: Có thể nói cốm là một nét đẹp truyền thống văn hóa, là một đặc sản vô cùng có ý nghĩa, chính vì vậy chúng ta cần phải có những biện pháp nhằm duy trì và bảo tồn món ăn đặc sản ấy, để trong tương lai chúng ta vẫn có thể được thưởng thức món quà quê này.

II. Bài tham khảo

Trời Hà Nội khi vào thu với những ngọn gió heo may khiến chúng ta nhớ tới một món ăn thanh nhã, mang đậm hương vị đồng quê – Cốm. Còn gì tuyệt vời hơn khi có trên tay một gói cốm va thưởng thức trong gió thu Hà Nội. Nhớ về cốm, chúng ta nhớ về Thạch Lam, nhà văn đã viết nên một tác phẩm “Hà Nội băm sáu phố phường”, nổi bật trong tác phẩm chính là đoạn trích “Một thứ quà của lúa non – Cốm”.

Với những câu văn mở đầu, nhà văn đã cho ta cảm nhận được sự thanh nhã, thuần khiết của hạt gạo, đó chính là những tinh hoa của đất trời “Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời”. Tất cả những gì của tự nhiên làm nên hạt gạo đã làm cho những hạt cốm tuy nhỏ bé nhưng lại mang trong mình nhiều giá trị không thể ngờ tới. Những cơn gió mang theo hương thơm nồng nàn của đồng nội, hòa vào nét thanh tao dịu dàng của đất trời Hà Nội, con gió đó còn mang theo đặc trưng của mùi hương sen.

>> Xem thêm:  Dàn ý Phân tích giá trị hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
cam nhan cua em khi doc bai mot thu qua cua lua non – com - Cảm nhận của em khi đọc bài Một thứ quà của lúa non – cốm
Cảm nhận của em khi đọc bài Một thứ quà của lúa non – cốm

Cốm có thể nói đã trở thành một trong những nét đặc trưng trong văn hóa của Hà Nội, trong mảnh đất thủ đô có Cốm Làng Vòng, một ngôi làng với truyền thống làm cốm – một món ăn mang nhiều tinh hoa văn hóa. Cốm ở đây không chỉ mang đến màu sắc tinh tế trong sắc xanh dịu nhẹ của cốm mà còn mang lại mùi hương thoang thoảng nồng nàn của lá sen. Phải có cảm nhận tinh tế mới thấy được mùi hương ấy lan tỏa trong không gian, chỉ cần thưởng thức một lần sẽ nhớ mãi không quên.

Những hạt cốm tinh túy được làm bởi những con người làm cốm tinh tế và đó cũng được coi là nghệ nhân làm cốm. Họ đã bỏ vào đó không chỉ công sức của mình mà còn bỏ vào đó tâm hồn, tâm huyết và tình yêu của mình. Cốm được chia làm loại gồm cốm dẻo và cốm giòn, mỗi loại lại có cách thưởng thức riêng, có thể nói ăn cốm đối với người dân Hà Nội là cả một nghệ thuật. Nếu như chỉ ăn một mình cốm sẽ không thể cảm nhận được hết sự thanh tao, thuần khiết, hương vị đậm đà mà thoang thoảng hương thơm lúa non trong cốm.

Chỉ cần kết hợp cốm với một số món ăn như quả hồng chín hay chuối ngự, ngay lập tức ta sẽ nhận thấy sự thay đổi của hương vị, khác biệt hoàn toàn. Hương vị của cốm không chỉ làm cho người ăn cảm nhận được sắc hương đất trời mà còn làm cho con người ta thấy ấm áp, dịu dàng và thuần khiết, bởi họ đã cảm nhận được quà của quê hương. Tưởng tượng vào một buổi sáng đầy sương thu và gió heo may lạnh, trên tay cầm một gói cốm vẫn còn ấm nóng bọc trong chiếc lá sen to, xanh thẫm. Khi ăn cốm, người ta không dùng thìa để xúc mà dùng tay, nhón từng nắm nhỏ và thưởng thức, ăn chút một chút một, như vậy mới có được hương vị trọn vẹn.

>> Xem thêm:  Hãy nói ''không'' với các tệ nạn xã hội

Có thể nói cốm là một nét đẹp truyền thống văn hóa, là một đặc sản vô cùng có ý nghĩa, chính vì vậy chúng ta cần phải có những biện pháp nhằm duy trì và bảo tồn món ăn đặc sản ấy, để trong tương lai chúng ta vẫn có thể được thưởng thức món quà quê này.

Bài viết liên quan