Tả lại cảnh đêm rằm Trung Thu hoặc đêm trăng đẹp ở quê hương em


Vào những ngày Rằm ánh trăng thường to và tròn nhất, khung cảnh đêm trăng rằm có gì đặc biệt? Em hãy viết bài văn tả lại cảnh đêm rằm Trung thu hoặc đêm trăng đẹp ở quê hương em.

I. Dàn ý chi tiết cho đề tả cảnh đêm trăng Rằm

1. Mở bài

Giới thiệu về đêm trăng em tả ( Đêm trăng rằm Trung Thu không chỉ là dịp cho cả nhà tụ họp mà còn là đêm trăng mà mình thấy đẹp nhất trong năm….)

2. Thân bài

-Tả không khí từ lúc trăng mới lên (từ sẩm tối mọi người trong gia đình đã chuẩn bị một mâm ngũ quả để cúng tổ tiên, sau đó thì sẽ bê ra sân để cho trẻ em phá cỗ; trăng lên từ rất sớm, khoảng 6 giờ 30 phút tối em đã thấy trăng rất tròn và to từ từ lên dần; mọi gia đình trong xóm em sẽ tranh thủ đi ăn cơm sớm để cho trẻ con phá cỗ sớm….)

-Tả trăng lúc lên cao (Trăng ngày rằm rất sáng, sáng đến mức em có thể thấy rõ được các hình tượng giống như truyền thuyết kể rằng trên cung trăng có chú Cuội và chị Hằng như trong truyện; Trăng sáng rõ không cần đèn điện mà chúng em vẫn có thể phá cỗ được…)

-Tả hoạt động của mọi người vào đêm ngắm trăng (Bọn trẻ xóm em lại đua nhau bàn luận về việc chị Hằng và chú Cuội có thật hay không nên không khí rất sôi nổi, còn những người lớn thường chỉ ngồi uống nước chè, ăn bánh trung thu và thưởng trăng; mấy đứa nhỏ tụi em cùng nhau xếp thành hàng dọc đi vòng quanh xóm nhỏ của em, vừa đi chúng em vừa hát bài “Chiếc đèn ông sao”….)

>> Xem thêm:  Phần 2 Đề 17: Hãy kể lại những kỉ niệm đáng nhớ với người thân của em.

3. Kết bài

Cảm nhận của em về đêm trăng (  Trung Thu trong tuổi thơ em vẫn luôn bình dị và đáng yêu như vậy, Trung thu của em luôn gắn liền với  các bạn…)

II. Bài tham khảo cho đề tả đêm trăng Rằm

 Sắp đến Trung thu rồi đấy, các bạn đã có đèn ông sao để trông trăng đêm rằm chưa? Mình thì đã được mẹ mua cho một chiếc đèn ông sao và một chiếc trống thật là xinh rồi đấy, mong rằng năm nay trời sẽ không mưa để mình có thể cùng gia đình ngắm trăng phá cỗ như năm ngoái. Đêm trăng rằm Trung Thu không chỉ là dịp cho cả nhà tụ họp mà còn là đêm trăng mà mình thấy đẹp nhất trong năm.

 Trung thu ở quê mình cũng hết sức giản dị và mộc mạc như các làng quê khác. Vào ngày Trung Thu, từ sẩm tối mọi người trong gia đình đã chuẩn bị một mâm ngũ quả để cúng tổ tiên, sau đó thì sẽ bê ra sân để cho trẻ em phá cỗ. Vào ngày Trung Thu, trăng lên từ rất sớm, khoảng 6 giờ 30 phút tối em đã thấy trăng rất tròn và to từ từ lên dần. Lúc này, mọi gia đình trong xóm em sẽ tranh thủ đi ăn cơm sớm để cho trẻ con phá cỗ sớm.

 Khoảng gần 8 giờ tối, mẹ em sẽ bày mâm cỗ ra sân và các bạn cùng các mẹ khác cũng mang đồ nhà mình đến sân nhà em để phá cỗ chung. Vào thời điểm này, trăng đã lên rất cao và mọi người cũng đã tập hợp đông đủ. Trăng ngày rằm rất sáng, sáng đến mức em có thể thấy rõ được các hình tượng giống như truyền thuyết kể rằng trên cung trăng có chú Cuội và chị Hằng như trong truyện. Bọn trẻ xóm em lại đua nhau bàn luận về việc chị Hằng và chú Cuội có thật hay không nên không khí rất sôi nổi, còn những người lớn thường chỉ ngồi uống nước chè, ăn bánh trung thu và thưởng trăng.

>> Xem thêm:  Bài văn tả ông nội của em lớp 5

Trăng sáng rõ không cần đèn điện mà chúng em vẫn có thể phá cỗ được. Dĩ nhiên trong lúc phá cỗ không thể thiếu được tiết mục rước đèn. Sau khi đã ăn bánh Trung Thu, mấy đứa nhỏ tụi em, mỗi đứa tay đều có một chiếc đèn khác nhau, nào là đèn lồng cá chép, đèn kéo quân, đèn ông sao, đèn lồng Tôn Ngộ Không,… cùng nhau xếp thành hàng dọc đi vòng quanh xóm nhỏ của em, vừa đi chúng em vừa hát bài “Chiếc đèn ông sao”. Khi mỏi, em và các bạn sẽ quay trở lại sân nhà em, cùng nhau phá cố để ‘lấy sức’ rước đèn tiếp. Cũng tranh thủ lúc ngồi nghỉ, tụi em đứa nào đứa nấy đều ngóc đầu lên ngắm ông trăng tròn và cùng nhau ‘bình phẩm’ về trăng.

 Trung Thu trong tuổi thơ em vẫn luôn bình dị và đáng yêu như vậy, Trung thu của em luôn gắn liền với  các bạn. Em mong rằng mai này cho dù lớn hơn nữa, chúng em vẫn sẽ luôn vui vẻ cùng nhau phá cỗ, ngắm trăng như bây giờ.

Bài viết liên quan