Phân tích tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân


Đề bài: Phân tích tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Bài làm

Nhà văn Kim Lân là một người viết không nhiều nhưng các tác phẩm của ông đều gắn liền với số phận của những người nông dân lao động. Những người nông dân nghèo khổ lam lũ, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Với ngòi bút giản dị, chân thành mộc mạc nhưng không kém phần sâu sắc và chứa đựng tinh thần nhân văn sâu sắc. Nhà văn Kim Lân đã gửi tới bạn đọc của mình một tác phẩm kiệt xuất về số phận của những người nông dân nghèo khổ trong cuộc sống trong xã hội phong kiến thực dân.

Truyện ngắn "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân là một truyện được viết trong thời kỳ nạn đói khi người dân của chúng ta phải chịu nhiều khó khăn trong cuộc sống. Tác phẩm "Vợ nhặt" ra đời khi mà nạn đói đang diễn ra ở nước ta, người dân của ta sống lay lắt với chế độ một cổ hai tròng, vừa chịu sự quản lý của người Pháp vừa phải cống nạp cho phát xít Nhật.  Ngay từ nhan đề của tác phẩm là "Vợ nhặt" đã gợi lên cho người đọc những cảm xúc mạnh mẽ về tác phẩm, bởi xưa nay người dân ta thường nói rằng việc tậu trâu, lấy vợ, và làm nhà là ba việc trọng đại cực kỳ quan trọng của con người. Nhưng trong tác phẩm hai tiếng "Vợ nhặt" gợi lên sự dễ dàng cho một công việc quan trọng nhất đời người.
phan tich vo nhat - Phân tích tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

>> Xem thêm:  Phân tích vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam qua ca dao

Phân tích tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Nhân vật chính xuyên suốt tác phẩm chính là anh cu Tràng. Một người có vẻ ngoài không được bảnh bao, thô kệch xấu xí, lại sinh ra trong một gia đình nghèo khổ ít học nên nếu cuộc sống bình thường anh Tràng sẽ không thể nào lấy được vợ. Nhưng trong bối cảnh nạn đói đang hoành hành khắp nơi người chết như ngả dạ thì anh cu Tràng lại lấy được vợ, nhặt được vợ một cách vô cùng dễ dàng. Chỉ bằng một vài nét khắc họa nho nhỏ nhà văn Kim Lân đã xây dựng cho người đọc một nhân vật anh cu Tràng vô cùng rõ nét về tính cách và ngoại hình để người đọc có thể tưởng tượng ra được con người này. Anh cu Tràng làm nghề chở xe bò thuê, bán sức lao động kiếm miếng ăn qua ngày. Sự nghèo đói túng bấn vây quanh, khiến cho nhiều người chỉ bằng câu nói bâng khuâng bông đùa, đã cưới được vợ chỉ vào câu nói muốn ăn cơm trắng với giò, thì ra đây đẩy xe bò với anh đi nào. Chỉ có một câu nói như vậy mà anh cu Tràng đã cưới được vợ.

Nhà văn Kim Lân đã xây dựng một tình huống vô cùng độc đáo, bởi nó chính là chi tiết làm thay đổi số phận của anh cu Tràng làm cho truyện ngắn chuyển sang một tình huống vô cùng độc đáo. Đó là anh cu Tràng nhặt được vợ, một cách vô cùng dễ dàng như nhặt được món quà nào đó ngoài đường mang về. Cô gái quyết định làm vợ anh Tràng cũng vô cùng thiệt thòi bởi cô không được mai mối, không có một mâm cơm, không có một lễ trầu cau ăn hỏi, bởi trong hoàn cảnh nghèo khổ con người nương tựa vào nhau.

>> Xem thêm:  Trình bày cảm nhận về bài Đức tính giản dị của Bác Hồ

Hình ảnh người vợ của Tràng khiến người đọc cảm thấy vô cùng xúc động, cảm thương, đầu hơi cúi, thị mặc chiếc áo có nhiều miếng vá. Cái thúng con nho nhỏ  trước bụng, nhìn thị rón rén, khiến cho thị thật đáng thương và tội nghiệp. Khi dẫn người phụ nữ vợ mình về nhà anh cu Tràng nhận được nhiều ánh nhìn khiến cho hai vợ chồng bước đi e thẹn. Họ tò mò nhìn đôi trẻ, bởi ai cũng cảm thấy Tràng lấy vợ lúc này thật sự là hoang đường trong hoàn cảnh nghèo khổ như này khác nào gánh một cục nợ. Cuộc gặp gỡ giữa mẹ chồng và nàng dâu,  khiến người đọc càng xúc động, bởi bà cụ Tứ – mẹ anh Tràng là người vô cùng lương thiện, luôn bao dung với những người khác. Bà đã chấp nhận con dâu của mình và thương cảm với người phụ nữ cùng cực kia.

Bà cụ Tứ vui mừng chấp nhận người vợ người bạn đồng hành với con trai của mình trong cuộc sống. Ngày hôm sau, khi nói về cuộc sống mới về lá cờ Việt Minh khi phá kho thóc Nhật. Họ mong muốn có một cuộc sống mới với những hy vọng mới.

Bình Minh

Bài viết liên quan