Thuyết minh về bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu


Thuyết minh về bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu

Bài làm

Có thể khẳng định rằng, thơ Đường luật là một thành tựu lớn của nền thơ cổ điển Trung Hoa. Đối với thơ ca Việt Nam, thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật là thể thơ rất quen thuộc và phổ biến trong nền thơ ca thời trung đại. Bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu là một tác phẩm điển hình.

Bài thơ được sáng tác vào khoảng thời gian khi người chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu đang trong quá trình tìm đường cách mạng thì bị bọn quân phiệt của tỉnh Quảng Đông – Trung Quốc bắt giam trong ngục. Bài thơ toát lên một phong thái ung dung, đường hoàng và hiên ngang, bộc lộ rõ khí phách kiên cường, bất khuất của người anh hùng vượt lên trên hoàn cảnh khốc liệt trong ngục tù. Bài thơ gồm có tám câu thơ, mỗi câu có bảy chữ và được chia làm bốn phần cơ bản: Đề –  Thực – Luận – Kết. Hai câu thơ đầu đã nói lên phong thái ung dung, thanh thản và đầy khí phách của người chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu khi lâm vào cảnh tù đày.

“Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu

Chạy mỏi chân thì hãy ở tù”

Bị bắt vào tù nhưng đối với ông, đó chỉ là tạm dừng chân trên cuộc hành trình dài gian khổ, dù trong hoàn cảnh nào thì phong cách “hào kiệt”, “phong lưu” của ông vẫn còn vẹn nguyên. Hai câu thơ tiếp là những vần thơ nói về cuộc đời nhiều phong ba, phiêu bạt của tác giả, cuộc đời ấy đã gắn liền với cách mạng, với hoàn cảnh của đất nước, sự nghiệp ấm no của nhân dân.

>> Xem thêm:  Phân tích bài thơ Nhớ rừng của nhà thơ Thế Lữ để thấy được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ

“Đã khách không nhà trong bốn biển

Lại người có tội giữa năm châu”

Vo chong a phu hong ngai mytour 9 e1541060744230 - Thuyết minh về bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu

Tác giả tự nhận mình là người của bốn biển, năm châu, không chịu gò bó trong  cảnh gia đình chật hẹp, đối với ông năm châu bốn biển đều là nhà. Tiếp theo hai câu thơ luận thể hiện một khí phách hiên ngang, hoài bão phi thường và khát vọng lớn lao của người chí sĩ cách mạng.

“Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế

Mở miệng cười tan cuộc oán thù”

Hai câu kết của bài thơ là một lời khẳng định rất rõ ràng và đanh thép về tinh thần và ý chí kiên cường trước mọi hiểm nguy. Chỉ cần người còn thì sự nghiệp cách mạng vẫn còn:

“Thân ấy vẫn còn, sự nghiệp còn

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu”

Có thể thấy, trong bài thơ, nhà thơ đã tuân thủ rất chặt chẽ và đúng luật thơ Đường, căn cứ vào tiếng thứ hai của câu thơ đầu, ta có thể nhận định được bài thơ thất ngôn bát cú đường luật này được làm theo luật bằng hay trắc. Trong bài thơ, tiếng thứ hai trong câu thơ đầu là từ “là” nên bài thơ được làm theo luật bằng. Cả bài thơ được làm theo thể ngắt nhịp 4/3 chắc nịch, góp phần bộc lộ được tinh thần lạc quan, ý chí kiên cường bất khuất và tư thế hiên ngang của người chí sĩ cách mạng.

>> Xem thêm:  Phân tích bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Tóm lại, bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” là một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật đã bộc lộ tài năng thơ ca của nhà chí sĩ cách mạng yêu nước Phan Bội Châu. Bên cạnh đó, bài thơ còn thể hiện chí khí anh hùng của một bậc anh hùng chính nghĩa trên con đường đi tìm đường cứu nước.

Bài viết liên quan