Bài 19 – Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)


Bài 19 – Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)

Hướng dẫn

I. GIỚI THIỆU MỘT PHƯƠNG PHÁP

Đọc kĩ hai văn bản trong SGK Ngữ văn 8 tập hai:

a) Làm đồ chơi bằng quả khô: Em bé đá bóng.

b) Nấu canh rau ngót với thịt nạc.

Trả lời câu hỏi: Khi cần thuyết minh cách làm một đồ vật, người ta thường nêu những nội dung gì? Cách làm được trình bày theo thứ tự nào?

– Khi cần thuyết minh cách làm một đồ vật, người ta thường nêu rõ:

Những nguyên vật liệu cần có để làm đồ vật đó;

Cách làm đồ vật đó theo một trình tự hợp lí từ khâu đầu tới khâu cuối cùng.

II. LUYỆN TẬP

1. Hãy tự chọn một đồ chơi, trò chơi quen thuộc và lập dàn bài thuyết minh cách làm.

Bài tham khảo

LÀM ĐÈN ÔNG SAO

a) Nguyên vật liệu cần có:

– 10 thanh tre bằng nhau có chiều dài mỗi thanh 40cm, dày khoảng lcm được vót nhẵn.

– 5 que tre dài bằng nhau, mỗi que dài 10cm, dày lcm.

– Giấy bóng màu.

– Hồ dán.

– Dây để buộc.

b) Cách làm:

– Làm khung: Lấy 5 thanh tre dài buộc lồng vào nhau thành hình ngôi sao 5 cánh. Như vậy sẽ có hai hình sao năm cánh. Ráp hai hình sao trên lại với nhau và buộc chặt ở năm đầu cánh. Lấy 5 thanh tre ngắn chồng ở năm góc của cánh sao. Như vậy ta đã có một khung đèn hoàn chỉnh.

>> Xem thêm:  Bài 30 - Viết bài tập làm văn số 7 - Văn nghị luận (làm tại lớp)

– Dán giấy vào khung: cắt giấy bóng theo đúng hình tam giác ở các cánh sao và hình ngũ giác ở giữa ngôi sao. Dán giấy lên đèn, nhớ chừa khoảng phía dưới để đặt cây cài nến và phía trên để làm chỗ thông hơi khi thắp nến.

Cắt tua trang trí dán vào các đầu cánh sao cho đẹp. Có thể vẽ thêm hình hoa lá lên phần giữa của ngôi sao.

c) Làm cây cài nến:

Lấy dây kẽm nhỏ quấn thành hình lò xo vào thanh tre chống ngang ở phía dưới.

Đèn làm xong có thể thắp nến cắm vào lò xo và buộc đèn vào một thanh tre để xách đi chơi.

2. Đọc bài PHƯƠNG PHÁP ĐỌC NHANH trong SGK Ngữ văn 8 tập hai và nêu nhận xét về:

– Cách đặt vấn đề:

Dù đã có máy tính điện tử và người máy, con người vẫn phải tự đọc nhiều tài liệu, nhiều tác phẩm đề nâng cao kiến thức. Vậy phải đọc thế nào trước hàng núi sách? Đế giải quyết vấn đề này, cần nghiên cứu các cách đọc.

– Các cách đọc:

Cách đọc truyền thống là từ các chữ đọc thành vần, nhiều vần thành từ, nhiều từ thành câu và khi đọc lại phải phát âm. Đây là cách đọc rất chậm.

Cách đọc từ: nhiều người khi đọc, đã tiếp nhận các từ như một tổng thể (không phải đánh vần từng từ). Cách đọc này nhanh hơn và rất phổ biến, có thể đạt tốc độ từ 150 – 200 từ một phút.

>> Xem thêm:  [Văn mẫu học trò] Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Cách đọc ý: người đọc không đọc từng từ mà thu nhận ý. Họ đọc ý chung chứa trong bài viết qua các từ chủ yếu. Cách đọc này tiên tiến nhất vì nó giúp người đọc thu nhận những thông tin cốt yếu nhất trong bài viết mà lược bỏ các thông tin không cần thiết. Đây là cách đọc toàn bộ khối từ, một cái nhìn có thể bao quát cả 5 – 7 dòng hoặc cả trang và như thế thu nhận thông tin cực nhanh. Có người đọc nhanh theo cách đọc mắt theo đường dọc từ trên xuống dưới.

Một vài số liệu về cách đọc nhanh:

Na-pô-lê-ông đọc với tốc độ 2.000 từ một phút.

Ban-dắc đọc với tốc độ 4.000 từ một phút.

Mắc-xim Go-rơ-ki đọc mỗi trang sách mất vài giây.

Lê-nin đọc lướt qua trang sách mà vẫn nắm chắc nội dung.

Người ta còn có thể học để đọc được 12.000 từ trong một phút.

Các số liệu này có ý nghĩa khẳng định vấn đề: người ta có thể học tập và rèn luyện để có một tốc độ đọc nhanh vượt bực. Các số liệu này làm bài viết nâng cao thêm tính thuyết phục.

Mai Thu

Bài viết liên quan