Bài 21 – Liên kết câu và liên kết đoạn văn


Bài 21 – Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Hướng dẫn

I. KHÁI NIỆM LIÊN KẾT

1. Đọc đoạn văn đã cho và trả lời câu hỏi

– Đoạn văn trên bàn về tâm sự người nghệ sĩ muốn gửi gắm trong tác phẩm của mình.

– Chủ đề ấy là một bộ phận gắn với chủ đề chung của văn bản là Tiếng nói của văn nghệ.

2. Nội dung chính của mỗi câu

Câu 1: Vật liệu xây dựng nên tác phẩm là thực tại.

Câu 2: Người nghệ sĩ muốn gửi tâm sự mình vào tác phẩm.

Câu 3: Mục đích của tâm sự gửi gắm trong tác phẩm.

Ba câu trên cùng làm nối rõ chủ đề cả đoạn. Trình tự các ý hợp logic được sắp xếp đi từ rộng đến hẹp, từ xa đến gần.

3. Mối quan hệ giữa nội dung các câu thể hiện ở sự lặp các từ Tác phẩm

Tác phẩm, dùng từ cùng trường liên tưởng với tác phẩmnghệ sĩ, thay thế từ nghệ sĩ bằng Anh, dùng từ quan hệ nhưng.

Ghi nhớ: Các đoạn văn trong một đoạn văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

Về nội dung:

+ Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ dề của đoạn văn (liên kết chủ đề).

+ Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết lôgic).

– Về hình thức, các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như sau:

+ Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước (phép lặp từ ngữ);

+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước (phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng);

+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước (phép thế);

+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước (phép nối).

II. LUYỆN TẬP

1. Chủ đề của đoạn văn là chỗ mạnh và chỗ yếu của con người Việt Nam (năng lực trí tuệ tốt nhưng thiếu hụt về kiến thức, khả năng thực hành và sáng tạo hạn chế do cách học thiếu thông minh gây ra).

>> Xem thêm:  Bài 22 - Liên kết câu và liên kết đoạn văn (Luyện tập)

Nội dung các câu văn đều tập trung vào chủ đề đó.

Hai câu đầu bàn về chỗ mạnh của con người Việt Nam.

Câu 3 là câu chuyển: bên cái mạnh, người Việt Nam cũng có cái yếu. Câu 4 và 5 nói rõ chỗ yếu của con người Việt Nam.

2. Các câu trên liên kết với nhau

– Nhưng: là từ chỉ quan hệ nổì câu 3 với câu 2.

Ấy là: là từ chỉ quan hệ nối câu 4 với câu 3.

– Lỗ hổng: là từ ngữ được lặp lại ở câu 4 và câu 5.

– Thông minh: là từ ngữ được lặp lại ở câu 5 và câu 1.

Mai Thu

Bài viết liên quan