Bình giảng bài ca dao Rủ nhau xem cảnh kiếm hồ


Bình giảng bài ca dao Rủ nhau xem cảnh kiếm hồ

Mở bài Bình giảng bài ca dao Rủ nhau xem cảnh kiếm hồ

Hà Nội là trái tim của Việt Nam, là nơi nghìn năm văn vật và cũng là nơi chiến đấu oanh liệt để bảo vệ tổ quốc. Ở đây có rất nhiều vị anh hùng có công với đất nước. Để tưởng nhớ họ nên có bài ca dao: “Rủ nhau xem cảnh kiếm hồ”  nói về sự nhớ ơn tới những con người có công lao xây dựng nên lên quê hương.

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.

Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,

Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

Thân bài Bình giảng bài ca dao Rủ nhau xem cảnh kiếm hồ

Mở đầu bài ca dao là lời ru nói về cảnh đẹp nên thơ của quê hương đất nước. Hình ảnh được nhắc đến trong bài ca dao là hồ, cầu Thuê Húc, chùa Ngọc Sơn, Nghiên Tháp…những hình ảnh này được nhắc đến ở Hồ Gươm Hà Nội. Những hình ảnh đó mãi in sâu vào tâm trí con người Việt Nam. Mỗi một người đến với thủ đô Hà Nội thì sẽ mãi không quên được nơi này. Bởi nó có một vẻ đẹp nguy nga mà vừa cổ kính lại mang đậm chất dân tộc sâu sắc.

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.

>> Xem thêm:  Tìm hiểu phương thức miêu tả nhân vật và ngôn ngữ tự sự trong Truyện Lục Vân Tiên qua một số đoạn trích đã học, qua đó phân tích hành động nhân nghĩa và nhân cách cao quý của ông Ngư trong đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn

Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,

Kiếm Hồ là Hồ Hoàn Kiếm ( Hồ Gươm), nơi mà Lê Lợi trả kiếm báu “Thuận Thiên” cho Rùa Vàng. Một cảnh đẹp “Rồng bay lên Cầu Thê Húc” là cầu đón ánh sáng, biểu tượng rất đẹp nói lên niềm tự hào về mọi tinh hoa của đất trời, Tổ quốc, của dân tộc hội tụ về Thăng Long, Hà Nội. Chùa Ngọc Sơn hay còn được gọi là đền Ngọc Sơn là một nét đẹp cổ kính của Hồ Gươm.

Như vậy ta thấy được những địa danh này có phong cảnh và không khí rất trong lành và tươi đẹp. Khách du lịch ở khắp nơi cũng đến để ngắm cảnh và hưởng ngoại không khí nơi đây. Hiện nơi đây trở thành điểm du lịch lớn ở Hà Nội. Những hình ảnh đó trở nên rất gần gũi và quen thuộc bởi đó là một vẻ đẹp hào hùng và ghi dấu ấn lịch sử sâu sắc. Trong cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp nên thơ ấy chúng ta luôn ghi nhớ và tưởng nhớ về những vị anh hùng đã xây dựng nên đất nước, một đất nước hào hùng  với những chiến thắng vẻ vang  và những dấu ấn đậm nét nhất.

Mở đầu bài ca dao ý nhắc nhở chúng ta về hình ảnh quê hương đất nước. Dù sau này chúng ta có đi đâu và ở đâu thì cũng không được quên cảnh sắc của đất nước nơi mà chúng ta sinh ra và lớn lên. Hãy in sâu những hình ảnh đó của quê hương vào sâu trong tận trái tim để cảm nhận và lưu giữ. Khi nhớ đến những cảnh đẹp của quê hương đất nước chúng ta liền nhớ ngay đên công lao to lớn của  các vị anh hùng cho ta cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay.

>> Xem thêm:  Nhân vật Thúy Kiều trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du có lòng “hiếu nghĩa đủ đường”, nhân cách trong sáng. Em hãy chứng minh

Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

Hai từ “hỏi ai” đã nhấn mạnh chúng ta nhớ đến những người có công lao to lớn gây dựng nên non sông đất nước. “Ai” ở đây có thể hiểu là ông cha, tổ tiên của ta đã chiến đấu với giặc ngoại xâm để giành lại tổ quốc. Vì thế chúng ta luôn phải nhớ và tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc tộc.

Kết luận Bình giảng bài ca dao Rủ nhau xem cảnh kiếm hồ

Như vậy, có thể nói bài ca dao Rủ nhau xem cảnh kiếm Hồ là một bài ca dao rất hay và ý nghĩa. Bởi qua bài ca dao này ta thấy những cảnh đẹp của quê hương đất nước đồng thời nó nhấn mạnh đến công lao to lớn của những người đã gây dựng nên vì thế đã là con người Việt Nam dù đi đâu hay ở đâu thì cũng không bao giờ được quên quê hương của mình và hãy tự hào chúng ta là những con người Việt Nam.

Bài viết liên quan