Bình giảng bài thơ Thương vợ của nhà thơ Trần Tế Xương – Văn mẫu lớp 11 tuyển chọn


Thương vợ là tiếng lòng thiết tha của nhà thơ Trần Tế Xương dành cho những tần tảo, hi sinh của vợ, đồng thời tự giễu bản thân vì không thể san sẻ áp lực gia đình mà vô tình trở thành gánh nặng cho vợ. Anh chị hãy bình giảng bài thơ Thương vợ của nhà thơ Trần Tế Xương để thấy được những tình cảm chân thành này.

I. Dàn ý chi tiết cho đề bình giảng bài Thương vợ

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm: Trong bài thơ Thương vợ, Trần Tế Xương đã tự chế giễu bản thân khi làm trụ cột gia đình nhưng lại không thể gánh vác những trách nhiệm mà mọi gánh nặng đổ dồn lên vai bà Tú – vợ của ông, đồng thời thể hiện tình cảm thương yêu, kính trọng của Tế Xương dành cho người vợ tần tảo, lam lũ của mình.

2. Thân bài

– Mở đầu bài thơ, tác giả Tế Xương đã gợi ra trước mắt người đọc hình ảnh lam lũ, tần tảo của bà Tú với công việc vất vả, đầu tắt mặt tối ở mom sông.

– Cụm từ “quanh năm” tuy chỉ có 2 tiếng  đơn giản nhưng  lại đầy sức nặng vì nó gợi ra nhịp độ công việc thường xuyên.

– “mom sông”, đó là vùng đất bồi ven sông, nơi ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm mà bất cứ lúc nào cũng có thể sạt lở.

–  Trên vai bà Tú là những gánh nặng gia đình, không chỉ là những đứa con thơ mà còn là người chồng mang cái nghiệp công danh “Nuôi đủ năm con với một chồng”.

–> Ý thức sâu sắc về nỗi khổ của vợ, Tế Xương cảm thấy hổ thẹn vì không những không đỡ đần công việc gia đình mà còn trở thành một gánh nặng cho cuộc đời của vợ.

– Mượn hình ảnh con cò trong ca dao, tác giả Tế Xương đã thể hiện đầy sâu sắc về nỗi vất vả, gian truân của bà Tú.

>> Xem thêm:  Bài thơ Đây thôn vĩ giạ của Hàn Mặc Tử... mối tình riêng tư của tác giả. Theo ý anh (chị) nên hiểu như thế nào về nguồn cảm hứng cùa bài thơ, về tâm sự của nhà thơ gửi trong đó, và về những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của ông trong thi phẩm này?

– Buổi đò đông cũng gắn liền với cái huyên náo, thị phi cùng sự cạnh tranh khốc liệt của những người buôn bán nhỏ.

– Tế Xương đã lớn tiếng lên án, chửi rủa sự bạc bẽo của cuộc đời đã đẩy con người vào những hoàn cảnh cơ cực, đáng thương.

– Không chỉ than trách cuộc đời bạc bẽo mà Tú Xương còn tự trách, chế giễu chính bản thân mình.

3. Kết bài

Bài thơ mang đến cho người đọc bao cảm giác mới mẻ, độc đáo với tấm lòng quý trọng, yêu thương vợ chưa từng xuất hiện trong văn học trung đại xưa.

II. Bài tham khảo cho đề bình giảng bài thơ Thương vợ

Trần Tế Xương là nhà  thơ trào phúng tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Đối tượng trào phúng của ngòi bút Tế Xương không chỉ là con người, hiện tượng đặc biệt trong xã hội đương thời mà còn trào lộng chính mình.Trong bài thơ Thương vợ, ông đã tự chế giễu bản thân khi làm trụ cột gia đình nhưng lại không thể gánh vác những trách nhiệm mà mọi gánh nặng đổ dồn lên vai bà Tú – vợ của ông. Bài thơ còn là tình cảm thương yêu, kính trọng của Tế Xương dành cho người vợ tần tảo, lam lũ của mình.

Mở đầu bài thơ, tác giả Tế Xương đã gợi ra trước mắt người đọc hình ảnh lam lũ, tần tảo của bà Tú với công việc vất vả, đầu tắt mặt tối ở mom sông:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng”

binh giang bai tho thuong vo cua nha tho tran te xuong – van mau lop 11 tuyen - Bình giảng bài thơ Thương vợ của nhà thơ Trần Tế Xương – Văn mẫu lớp 11 tuyển chọn
Bình giảng bài thơ Thương vợ của nhà thơ Trần Tế Xương – Văn mẫu lớp 11 tuyển chọn

Cụm từ “quanh năm” tuy chỉ có 2 tiếng  đơn giản nhưng  lại đầy sức nặng vì nó gợi ra nhịp độ công việc thường xuyên, lặp đi lặp lại của bà Tú từ ngày này qua ngày khác, từ tháng này qua tháng khác. Bà Tú xuất hiện với công việc buôn bán đầy vất vả, môi trường làm việc cũng thật đặc biệt ở “mom sông”, đó là vùng đất bồi ven sông, nơi ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm mà bất cứ lúc nào cũng có thể sạt lở.

>> Xem thêm:  Cảm nhận về bài ca dao: "Trong đầm gì đẹp bằng sen. Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng. Nhị vàng, bông trắng, lá xanh. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"

Quanh năm lam lũ với công việc buôn bán vất vả bởi trên vai bà Tú là những gánh nặng gia đình, không chỉ là những đứa con thơ mà còn là người chồng mang cái nghiệp công danh “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Ý thức sâu sắc về nỗi khổ của vợ, Tế Xương cảm thấy hổ thẹn vì không những không đỡ đần công việc gia đình mà còn trở thành một gánh nặng cho cuộc đời của vợ.

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

Mượn hình ảnh con cò trong ca dao, tác giả Tế Xương đã thể hiện đầy sâu sắc về nỗi vất vả, gian truân của bà Tú. Sử dụng “thân cò” mà không phải con cò, tác giả đã gợi hình ảnh đầy sống động về cuộc đời của bà Tú, so với con cò trong ca dao, hình ảnh bà Tú xuất hiện với vẻ cơ cực hơn, đáng thương hơn. Câu thơ đã gợi ra những khung cảnh đối lập, đó là cái vắng lặng, heo hút đến rợn người của “quãng vắng” khi chợ tan và cả cái nhộn nhịp, chen chúc với sự bươn chải của những con người nghèo khổ. Buổi đò đông cũng gắn liền với cái huyên náo, thị phi cùng sự cạnh tranh khốc liệt của những người buôn bán nhỏ. Hai câu thơ mang ý nghĩa tả thực đã làm nổi bật lên cuộc sống vất cả cùng như kiên cường của bà Tú khi vượt lên mọi khó khăn mà bươn chải cho cuộc sống mưu sinh.

>> Xem thêm:  Tràng Giang mang nỗi buồn mênh mang, sâu lắng trong giọng thơ vừa cổ điển vừa lãng mạn rất tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám. Hãy phân tích và chứng minh

“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không”

Thấu hiểu sâu sắc nỗi khổ của bà Tú, Tế Xương đã lớn tiếng lên án, chửi rủa sự bạc bẽo của cuộc đời đã đẩy con người vào những hoàn cảnh cơ cực, đáng thương. Đối tượng lên án ở đây chính là xã hội phong kiến thối nát, nơi tài năng thực sự không được bộc lộ khiến ông một đời mang nợ công danh mà mang đến gánh nặng cho vợ.

Không chỉ than trách cuộc đời bạc bẽo mà Tú Xương còn tự trách, chế giễu chính bản thân mình “Có chồng hờ hững cũng như không”. Có thể nói tác giả đã ý thức  sâu sắc về trách nhiệm của bản thân, sự tự trách ở đây không chỉ thể hiện sự trân trọng của ông đối với những vất vả của người vợ mà còn thể hiện nhân cách đáng quý. Sống trong xã hội trọng nam khinh nữ, phu xướng, phụ tùy nhưng Tế Xương vẫn sòng phẳng kiểm điểm, lên án bản thân là “quân ăn lương vợ”. Trong xã hội xưa, liệu có mấy người dám tự chỉ trích khuyết điểm bản thân, mang thiếu sót của mình ra để chế giễu như Tế Xương, đó chẳng phải kết tinh cao đẹp nhất của sự tự ý thức về bản thân đấy sao.

Thông qua lời tự trách đầy cay đắng, Tế Xương không chỉ thể hiện được tình yêu thương, trân trọng với  nỗi gian lao, hi sinh của người vợ mà còn thể hiện cảm giác tủi hổ khi chưa hoàn thành trách nhiệm của người trụ cột gia đình. Bài thơ mang đến cho người đọc bao cảm giác mới mẻ, độc đáo với tấm lòng quý trọng, yêu thương vợ chưa từng xuất hiện trong văn học trung đại xưa.

Bài viết liên quan