Bình giảng bài thơ Vịnh khoa thi Hương của Tú Xương


Bằng những hiểu biết của mình sau khi học xong tác phẩm Vịnh khoa thu Hương, anh chị hãy bình giảng bài thơ “Vịnh khoa thi Hương” của Tú Xương để thấy được giá trị sâu sắc về nội dung cũng như ý nghĩa của bài thơ.

I. Dàn ý cho đề bài bình giảng bài thơ Vịnh khoa thi hương

1. Mở bài cho đề bình giảng bài thơ Vịnh khoa thi hương

“Vịnh khoa thi Hương” thể hiện rõ nét  thực trạng xã hội thực dân nửa phong kiến Việt Nam đang dần mục nát lúc bấy, đồng thời thể hiện tiếng cười trào phúng chua chát, sâu cay của tác giả Tú Xương.

2. Thân bài cho đề bình giảng bài thơ Vịnh khoa thi hương

– Tú Xương đã thể hiện sự lẫn lộn, hỗn tạp, nhốn nháo, lộn xộn của việc thi cử trong xã hội đương thời

– Tác giả đã miêu tả khung cảnh trường thi một cách hài hước

– Không gian trường thi hiện lên với sự hỗn độn và không có quy củ

– Hình tượng trung tâm của kì thi là “sĩ tử” được miêu tả trong trạng thái “lôi thôi”.

– Tú Xương khai thác mâu thuẫn bên ngoài, những tác động bên ngoài, chú ý vào những cảnh tượng phi lí vẫn diễn ra hằng ngày trong cuộc sống xã hội.

– Tâm sự đó xuất phát từ tấm lòng của một nhà nho ý thức được thời cuộc, đồng thời mang trong mình ý thức dân tộc vô cùng mãnh liệt.

3. Kết bài cho đề bình giảng bài thơ Vịnh khoa thi hương

Giọng điệu trào phúng của Tú Xương trong bài thơ Vịnh khoa thi hương mạnh mẽ, quyết liệt hướng thẳng đến đối tượng cần châm biếm là sự mục rỗng của xã hội thực dân nửa phong kiến đã làm nên sắc thái mỉa mai chua chát: “Và Tú Xương cười gằn trong mảnh vỡ thủy tinh”

II. Bài tham khảo cho đề bài “Bình giảng bài thơ Vịnh khoa thi hương”

Trong nền văn học trung đại Việt Nam, Tú Xương là một gương mặt thơ nổi bật với những cách tân mới mẻ. Cùng với hai mảng đề tài về xã hội Nam Định buổi giao thời và cảnh đời tư thì thực trạng thi cử cũng là đề tài mà ông quan tâm phản ánh. Ông đã để lại 13 bài thơ và phú về vấn đề “thi cử”, trong đó nổi bật là bài thơ “Vịnh khoa thi Hương”. Tác phẩm đã thể hiện rõ thực trạng xã hội thực dân nửa phong kiến Việt Nam đang dần mục nát lúc bấy, đồng thời thể hiện tiếng cười trào phúng chua chát, sâu cay của tác giả.

>> Xem thêm:  Cảm nghĩ của anh (chị) về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh" (Trích Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác)

Mở đầu bài thơ, hai câu đề đã miêu tả về kì thi năm Đinh Dậu hết sức tự nhiên:

“Nhà nước ba năm mở một khoa

Trường Nam thi lẫn với trường Hà”

Kì thi Hương được tổ chức vẫn theo thông lệ bình thường về thời gian nhưng lại có sự bất thường về không gian. Đó là việc trường Nam “thi lẫn” với trường Hà. Tác giả đã sử dụng từ “lẫn” để thể hiện sự lẫn lộn, hỗn tạp, nhốn nháo, lộn xộn của việc thi cử lúc bấy giờ. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, các sĩ tử từ Hà Nội phải về Nam Định để thi. Tiếp theo, ở hai câu thực, tác giả đã miêu tả khung cảnh trường thi một cách hài hước:

“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ

Ậm ọe quan trường miệng thét loa”

Cuộc thi Hương là một cuộc thi mang tầm cỡ quốc gia, lẽ ra không khí trường thi cần phải trong trọng, nghiêm ngặt nhưng tại kì thì năm Đinh Dậu, không gian trường thi hiện lên với sự hỗn độn và không có quy củ. Hình tượng trung tâm của kì thi là “sĩ tử” được miêu tả trong trạng thái “lôi thôi”. Tác giả đã sử dụng biện pháp đảo trật tự cú pháp câu: “Lôi thôi sĩ tử”, “Ậm ọe quan trường” đã làm nổi bật tính chất ô hợp của kì thì. Tú Xương nhận thức được sự sa sút của tầng lớp nho sĩ trước sự xâm lăng của nền văn hóa phương Tây. Ông đã không ít lần nói về điều này:

>> Xem thêm:  Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp đoạn thơ sau trong bài Vội vàng của Xuân Diệu

“Đạo học làng ta đã chán rồi

Mười người đi học chín người thôi”

(“Than đạo học”)

Hình ảnh sĩ tử với bộ dạng đáng thương hại cũng từng được đề cập đến:

“Sĩ tử rụt rè gà phải cáo

Văn trường liều lĩnh đấm ăn xôi”

(“Than đạo học”)

Tầng lớp nho sĩ cuối mùa với sự xuống cấp về số lượng cũng như chất lượng đã thể hiện rõ sự ý thức về bối cảnh xã hội rối ren, mục nát của tác giả. Cùng viết về tầng lớp nho sĩ nhưng cách miêu tả của Tú Xương khác với Nguyễn Khuyến. Nếu cụ Tam nguyên Yên đổ phác họa sự “hữu danh vô thực” của tầng lớp này dựa trên mâu thuẫn nội tại, tự thân tạo nên những hình tượng như “tiến sĩ giấy”, “ông nghè mới đỗ”,… thì Tú Xương khai thác mâu thuẫn bên ngoài, những tác động bên ngoài, chú ý vào những cảnh tượng phi lí vẫn diễn ra hằng ngày trong cuộc sống xã hội. Và hiện thực được miêu tả chua chát hơn, sắc thái châm biếm trở nê thâm thúy hơn khi có sự xuất hiện của vợ chồng quan sứ:

“Cờ cắm rợp trời quan sứ đến

Váy lê quét đất mụ đầm ra”

Biện pháp đảo ngữ đã được tác giả sử dụng kết hợp với thủ pháp đối, đem “cờ” che đầu quan sứ đối lập với “váy lê quét đất” của bà đầm khắc họa sự lố bịch của tầng lớp quan lại. Nơi khoa trường vốn đã ô hợp, hỗn độn giờ đây trở nên nhốn nháo hơn. “Cờ cắm rợp đường” không làm cho không khí long trọng mà chỉ làm cho hình ảnh quan sứ và mụ đầm hiện lên phô trương và hình thức. Xuất hiện tại một cuộc thi là một vị quan sứ ngoại bang không biết gì về nho học. Trong bài thơ “Ông cử nhu”, tác giả đã từng lên án thói dốt nát nhưng lại xuất hiện tại những nơi cần tới sự hiểu biết: “Sách cũ hũ nát, chữ như mù”. Chất lượng sĩ tử đi xuống, cùng với đó là sự giảm sút về chất lượng chấm thi đã vẽ nên một thực trạng đáng báo động và chua chát.

>> Xem thêm:  Văn thuyết minh: Thuyết minh về chiếc bút bi

Sau khi châm biếm, mỉa mai, hai câu thơ cuối đột ngột chuyển sang giọng điệu trữ tình:

“Nhân tài đất Bắc nào ai đó

Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà”

Câu hỏi phiếm chỉ “Nhân tài đất Bắc nào ai đó” vừa là lời tự vấn, vừa là lời nhắn nhủ đến những sĩ tử, những nhân tài hãy thức tỉnh để trông lại nỗi nước nhà. Tâm sự đó xuất phát từ tấm lòng của một nhà nho ý thức được thời cuộc, đồng thời mang trong mình ý thức dân tộc vô cùng mãnh liệt. Đó còn là ý thức sâu sắc về sự suy tàn của nho học, sự xâm lấn của nền văn hóa phương tây nhưng chưa đủ sức thay thế.

Tú Xương là một trong những nhà nho lận đận trong thi cử. Phải chăng từ bi kịch cá nhân đó mà tác giả đã có nhìn vô cùng thực tế về số phận tầng lớp nho sĩ đương thời và nền văn hóa truyền thống đang suy tàn. Giọng điệu trào phúng của ông mạnh mẽ, quyết liệt hướng thẳng đến đối tượng cần châm biếm là sự mục rỗng của xã hội thực dân nửa phong kiến đã làm nên sắc thái mỉa mai chua chát: “Và Tú Xương cười gằn trong mảnh vỡ thủy tinh” (Chế Lan Viên).

Bài viết liên quan